Thủ tục nhập khẩu hóa chất 2022

hoa-chat-la-gi

Thủ tục nhập khẩu hóa chất như thế nào? Quy trình thông quan hoá chất nhập khẩu gồm các bước nào? Hoá chất công nghiệp là một trong những mặt hàng có quy định nghiêm ngặt nhất trong vấn đề xuất nhập khẩu. Chính vì thế, để hạn chế rủi ro cũng như đẩy nhanh tiến độ thông quan, dịch vụ hải quan trọn gói là giải pháp tối ưu cho các doanh nghiệp hiện nay.

CĂN CỨ PHÁP LÝ NHẬP KHẨU HÓA CHẤT

– Luật Hóa chất 06/2007/QH12 ngày 21/11/2007;
– Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09/10/2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hóa chất;
– Thông tư số 32/2017/TT-BCT ngày 28/12/2017 của Bộ Công thương quy định cụ thể và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất và Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09/10/2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hóa chất;
– Công văn số 1372/HC-VP ngày 08/12/2017 của Cục Hóa chất về việc trả lời vướng mắc khi thực hiện Nghị định 113/2017/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hóa chất.

Ngay sau đây, TTHQSaiGon sẽ cùng các bạn đọc tìm hiểu chi tiết thủ tục nhập khẩu hoá chất.

I. Hoá chất là gì? Những loại nào được phép nhập khẩu?

Khái niệm về hoá chất đã được quy định rõ tại Điều 4 Luật Hoá chất năm 2018. Theo đó:

Hoá chất là các hợp chất hoặc đơn chất được con người khai thác hoặc tạo ra từ nguồn nhiên liệu nhân tạo, nguyên liệu tự nhiên.

Mã CAS

Trong hoạt động xuất nhập khẩu, các loại hoá chất sẽ được ký hiệu bởi những dãy số duy nhất. Đó chính là mã Chemical Abstracts Service, viết tắt là CAS. Ngoài ra, trong hoạt động mua bán, giao thương quốc tế, nếu như các mặt hàng thông thường chỉ cần những chứng từ như hợp đòng, hoá đơn, phiếu đóng gói thì riêng đối với hoá chất, người bán phải cung cấp thêm bảng chỉ dẫn an toàn hoá chất MSDS. Tại bảng chỉ dẫn này, chúng ta sẽ có thể kiểm tra đầy đủ thông tin về hoá chát, mức độ nguy hiểm, mã CAS. nhập khẩu hoá chất

Thủ tục nhập khẩu hóa chất
Thủ tục nhập khẩu hóa chất

MSDS là viết tắt của từ gì

Đó là tên viết tắt của cụm từ Material Safety Data Sheet, có nghĩa là bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất. MSDS là văn bản chứa các thông tin của các loại hóa chất nào đó với mục đích chính là giúp những người làm việc có thể hiểu biết và chủ động khi tiếp xúc gần với các loại hóa chất đó. Nhằm đảm bảo an toàn cho mình và xử lý được các tình hình bất ngờ khi bị ảnh hưởng.

MSDS thường được áp dụng với các mặt hàng có khả năng gây nguy hiểm trong quá trình vận chuyển, bảo quản, xếp dỡ lên xuống,.. Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất này sẽ có hướng dẫn cụ thể để giúp bạn phòng tránh và xử lý trong những trường hợp rủi ro hóa chất có thể gây ra.

Chính vì vậy, khi muốn xuất nhập khẩu hàng hóa nguy hiểm, bắt buộc các doanh nghiệp phải xuất trình được MSDS thì mới có thể xem xét có nhận vận chuyển hàng hay không.

1. Hoá chất cấm nhập khẩu

Căn cứ vào phụ lục III của Nghị định 113/2017/NĐ-CP, các loại hoá chất cấm nhập khẩu đó là các loại có mức độ nguy hiểm cao. Điển hình là Sarin, Tabun,… đây là các hoá chất có mức độ đe doạ tính mạng gấp 26 lần Xyanua. Chính vì thế nó bị cấm sử dụng trên toàn thế giới, trong đó có cả Việt nam. 

Tuy nhiên, trong trường hợp khẩn cấp, các loại hoá chất đó được sử dụng để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học hay công tác quốc phòng an ninh, các doanh nghiệp cần có sự đồng ý của Thủ trường Chính phủ thông qua đề nghị của Bộ công thương. – Thủ tục nhập khẩu hóa chất

2. Hoá chất bị hạn chế nhập khẩu

Các loại hoá chất bị hạn chế nhập khẩu đã được nêu rõ trong phụ lục II của Nghị định 113/2017/NĐ-CP. Nếu các doanh nghiệp có nhu cầu nhập khẩu các loại hoá chất này, chắc chắn phải làm thủ tục xin cấp phép của Bộ Công thương. Ví dụ điển hình cho các loại hoá chất này là Cadimi Sulfua, Nicotin,…  Thủ tục nhập khẩu hóa chất

3. Hoá chất nhập khẩu cần khai báo

Các loại hoá chất nhập khẩu nhưng cần được khai báo đã được nếu rõ trong Phụ lục I của Nghị định 113/2017/NĐ-CP.

Trong quy trình làm thủ tục nhập khẩu các loại hoá chất cần khai báo này, doanh nghiệp nhập khẩu bắt buộc phải làm công tác khai báo hoá chất. Nếu như trước đây, doanh nghiệp phải đến tận nơi cơ quan chức năng có thẩm quyền để làm đơn thì hiện nay, quy trình đã nhanh gọn hơn rất nhiều. Các doanh nghiệp có thể tiến hành trực tiếp trên công thông tin điện tử một cửa quốc gia.  Thủ tục nhập khẩu hóa chất

Một vài ví dụ điển hình nằm tỏng danh mục hoá chất cần khai báo đó là: Axit cloric, Bạc nitrat,…

4. Hoá chất nhập khẩu như hàng hoá thông thường

Nếu các đơn vị nhập khẩu tra cứu thấy hoá chất bên mình không có tên trong danh mục cấm hay danh mục hạn chế, phải khai báo thì có thể làm các thủ tục để nhập khẩu bình thường. 

Tuy nhiên, một điều quan tọng cần lưu ý nữa. Đó là khi doanh nghiệp của bạn nhập khẩu hợp chất, hỗn hợp hoá học thì cần phải đối chiếu các mã CAS. Từ đó, lại đối chiếu một lần nữa các chất có trong những danh mục ở trên.  

hoa-chat-hoa-chat-la-gi
hoa-chat-hoa-chat-la-gi

II. Quy trình nhập khẩu hoá chất  – Thủ tục nhập khẩu hoá chất

Để tiến hành hoạt động nhập khẩu hoá chất, doanh nghiệp cần làm theo quy trình sau:

  • Bước 1: Kiểm tra mã CAS cho lô hàng của mình, đối chiếu vào từng danh mục.
  • Bước 2: Khi hàng về đến cảng phải làm thủ tục khai báo hoá chất.
  • Bước 3: In xác nhận đã khai báo hoá chất thành công và mang kết quả đó ra làm thủ tục hải quan.
  • Bước 4: Làm các công việc còn lại để thông quan hàng hoá.

III. Xin giấy phép nhập khẩu hàng hoá hạn chế sản xuất kinh doanh

Đối với các lô hàng nằm trong danh mục hạn chế nhập khẩu hoặc cần khai náo, các doanh nghiệp cần xin giấy phép nhập khẩu. Hồ sơ xin giấy phép bao gồm các giấy tờ sau:

  • Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Văn bản đề nghị được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện để kinh doanh hoá chất.
  • Bản sao quyết định phê duyệt tất cả các tài liệu về việc bảo vệ môi trường.
  • Bản kê khai về địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Bản sao giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế và văn bản nghiệm thu trong mảng phòng cháy chữa cháy.
  • Bản kê khai đầy đủ thiết bị kỹ thuật, trang bị phòng hộ lao động của từng địa điểm kinh doanh nhằm đảm bảo an toàn.
  • Hồ sơ huấn luyện an toàn hoá chất, bản sao.
  • Bản sao bằng cấp chuyên ngành hoá chất của người phụ trách, yêu cầu từ mức trung cấp trở lên. 
  • Phiếu an toàn hoá chất của các hoá chất nguy hiểm.

Với bộ hồ sơ này, bạn có thể gửi qua hệ thông một cửa quốc gia để nhanh chóng có kết quả nhất. Thông thường, thời gian chờ xét duyệt sẽ là 16 ngày.

IV. Khai báo hoá chất – Thủ tục nhập khẩu hoá chất

Việc khai báo hóa chất sẽ được thực hiện trước khi tàu về 2 ngày khi hàng về không phải đợi khai báo hóa chất. Các bước tiến hành khai báo hoá chất:

Bước 1: Doanh nghiệp cần chuẩn bị bộ hồ sơ bao gồm:

  • Mẫu đăng ký khai báo hóa chất (thông tư 40/2011/TT-BCT)
  • MSDS
  • Invoice, Packing list

Bước 2: Doanh nghiệp sẽ đăng ký tài khoản trên vnsw.gov.vn.

Bước 3: Doanh nghiệp tiến hành khai báo trực tuyến trên cổng thông tin điện tử một cửa quốc gia. 

V. Thủ tục hải quan nhập khẩu hoá chất

Sau khi hoàn tất các bước khai báo hoá chất và xin giấy phép nhập khẩu, doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ để trình lên hải quan. Hồ sơ bao gồm:

    – Hoá đơn thương mại (Invoice).

    – Hợp đồng mua bán (Sales Contract).

    – Phiếu đóng gói (Packing List).

    – Vận đơn (Bill of Landing).   

    – Chứng nhận xuất xứ (C/O).

    – Bảng CAS.

    – Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp. 

VI. MÃ HS HÓA CHẤT THAM KHẢO

  • 28043000: Nitơ 
  • 28044000: Oxy 
  • 28011000: Clo 
  • 28013000: Flo, brom 
  • 28051100: Natri 
  • 28091000: Diphospho pentaoxit
  • 28183000: Nhôm hydroxit
  • 29012100: Etylen 
  • 28080000: Axit nitric; axit sulphonitric 
  • 29291090: hợp chất chứa nitơ 
  • 29270010: azodicarbonamide 
hóa chất công nghiệp
hóa chất công nghiệp

VII. Những Lưu ý khi nhập khẩu hoá chất

Khác với những hàng hoá thông thường, hoá chất là mặt hàng rất khó xác định bằng cảm quan. Chính vì thế, để đảm bảo các quy trình được làm chính xác, tránh các rắc rối phát sinh, doanh nghiệp cần tra xét mã HS thật chính xác trước khi đưa vào giám định. 

Bên cạnh đó, ở bảng thông tin hoá chất, phải có đầy đủ tên khoa học, công dụng, thành phần cấu tạo,…

Vốn dĩ hoá chất thường có tên trong danh mục sản phẩm nguy hiểm. Nên thời hạn miễn phí lưu container áp dụng lên mặt hàng này là rất ít. Để tránh những chi phí phát sinh, các đơn vị cần chuẩn bị bộ chứng từ, thủ tục đầy đủ và chính xác. 

Chú ý về thủ tục nhập hóa chất vào kho ngoại quang

Theo hướng dẫn tại điểm 7 công văn số 1372/HC-VP ngày 08/12/2017 của Cục Hóa chất – Bộ Công thương thì việc thực hiện các thủ tục xuất nhập khẩu hóa chất tại kho ngoại quan phải được thực hiện theo quy định về quản lý hàng hóa tại kho ngoại quan đã được quy định tại Luật Hải quan năm 2014, Thông tư số 38/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính.

Theo đó, quy định tại điều 16, Thông tư số 38/2015/TT-BTC về hồ sơ hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu thuộc diện quản lý chuyên ngành thì người nhập khẩu phải nộp Giấy phép nhập khẩu và , Giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc Giấy thông báo kết quả kiểm tra của cơ quan kiểm tra chuyên ngành.

Như vậy, có thể hiểu đối với hóa chất nhập khẩu gửi kho ngoại quan (chưa đưa vào nội địa) thì người nhập khẩu không phải thực hiện thủ tục khai báo hóa chất; chỉ phải nộp Giấy phép nhập khẩu nếu nhập khẩu tiền chất gửi kho ngoại quan.

Khi nào không phải thực hiện thủ tục khai báo hóa chất

Hóa chất thuộc Danh mục hóa chất phải khai báo nếu nhập khẩu dưới 10kg/lần thì không phải khai báo. Quy định này áp dụng riêng đối với từng loại hóa chất; trường hợp nhập 02 loại hóa chất mà mỗi loại đều dưới 10kg (chẳng hạn: hóa chất 1 là 9kg, hóa chất 2 là 9.5kg) thì cũng không phải khai báo.

Theo quy định tại điểm 3.1 công văn số 1372/HC-VP ngày 08/12/2017 của Cục Hóa chất thì Hóa chất phải khai báo bao gồm các chất thuộc Danh mục hóa chất phải khai báo (Phụ lục V) và các hỗn hợp chứa các chất thuộc Danh mục hóa chất phải khai báo nếu được phân loại là hóa chất nguy hiểm.

Như vậy, nếu nhập khẩu một hỗn hợp có chứa các chất thuộc Danh mục hóa chất phải khai báo nhưng không được phân loại là hóa chất nguy hiểm thì không phải thực hiện thủ tục khai báo hóa chất.

Hóa chất là tiền chất ma túy, tiền chất thuốc nổ, vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất bảng đã được cấp phép sản xuất, nhập khẩu thì không phải khai báo hóa chất.

Xem thêm các thông tin mới về xuất nhập khẩu, chính sách xuất khẩu hàng, nhập khẩu hàng qua fanpage hay group facebook XUẤT NHẬP KHẨU HCM nhé:

Fanpage: https://www.facebook.com/xuatnhapkhauhcm/

Group: https://www.facebook.com/groups/1073402229658531/

Nguồn: Khắc – TTHQSaiGon

Liên hệ:

Skype: khac5579

SĐT: 0949 63 53 89 / 0348 0000 69

Email: tthqsaigon@tthqsaigon.net

www.tthqsaigon.net

Where there is a will, there is a way.!!!

Liên quan:

HƯỚNG DẪN THỬ NGHIỆM HIỆU SUẤT NĂNG LƯỢNG ĐÈN LED

3 CÁCH TÍNH TRỌNG LƯỢNG QUY ĐỔI

NỘI DUNG INCOTERMS 2020

CÁC BƯỚC XIN CẤP CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ Ở VIỆT NAM

THỦ TỤC NHẬP KHẨU NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT PHÂN BÓN

THỦ TỤC NHẬP KHẨU VỎ THÔNG

THỦ TỤC NHẬP KHẨU CHAI CHỨA KHÍ, BÌNH CHỨA KHÍ

    Hỏi giá nhanh







    4 thoughts on “Thủ tục nhập khẩu hóa chất 2022

    1. Pingback: Quy Trình Làm Thủ Tục Hải Quan Hàng Tạm Nhập Tái Xuất Sang Nước Thứ 3 | tthqsaigon.net

    2. Pingback: Thủ tục xuất trả lô hàng chưa làm thủ tục hải quan 2022 | tthqsaigon.net

    3. Pingback: Thủ tục nhập khẩu máy xay sinh tố theo QCVN9 | tthqsaigon.net

    4. Pingback: Cách làm thủ tục nhập khẩu hạt hút ẩm - Silica gel 2023 | tthqsaigon.net

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    0896444466
    icons8-exercise-96 chat-active-icon