Quy Trình Làm Thủ Tục Hải Quan Hàng Tạm Nhập Tái Xuất Sang Nước Thứ 3

Thủ tục tạm nhập tái xuất hàng hóa

Quy trình làm thủ tục tạm nhập tái xuất hàng hóa. Kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ không còn không còn xa lạ mà rất phổ biến trong quá trình phát triển kinh tế xã hội hiện nay. Tuy nhiên ngoài hình thức nhập khẩu, xuât khẩu phổ biến còn có một hình thức đó là tạm nhập – tái xuất. Vì vậy, khi kinh doanh hoạt động này cần phải đáp ứng các điều kiện pháp luật quy định. Bài viết này cung cấp chi tiết quy trình, thủ tục tạm nhập, tái xuất sang nước thứ 3 mới nhất 2022.

Bài viết dưới đây TTHQSaiGon sẽ chia sẽ về quy trình, thủ tục tạm nhập, tái xuất sang nước thứ 3 2022. Mời bạn tham khảo chi tiết về bài viết này.

1. Khái niệm về tạm nhập tái xuất.

Nội dung bài viết

Tạm nhập tái xuất: Theo quy định tại Điều 29 Luật thương mại 2005, tạm nhập tái xuất hàng hóa là việc hàng hoá được đưa từ nước ngoài hoặc từ các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật vào Việt Nam, có làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hoá đó ra khỏi Việt Nam.

2. Quy định về kinh doanh hoạt động tạm nhập tái xuất.

Theo Điều 39 Luật quản lý ngoại thương số 05/2017/QH14 và Điều 4 thông tư 11/2017/TT-BTC quy định về kinh doanh hoạt động tạm nhập tái xuất:

  • Việc thương nhân mua hàng hóa từ một nước đưa vào lãnh thổ Việt Nam hoặc từ khu vực hải quan riêng đưa vào nội địa và bán chính hàng hóa đó sang nước, khu vực hải quan riêng khác được thực hiện như sau:
    • Thương nhân phải có giấy phép kinh doanh tạm nhập tái xuất đối với hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa chưa được phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam; hàng hóa thuộc diện quản lý bằng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan, giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu.
    • Thương nhân kinh doanh tạm nhập tái xuất phải đáp ứng các điều kiện đã được quy định đối với hàng hóa thuộc ngành, nghề kinh doanh tạm nhập tái xuất có điều kiện.
    • Thương nhân kinh doanh tạm nhập tái xuất chỉ phải làm thủ tục tại cơ quan hải quan cửa khẩu đối với hàng hóa không thuộc quy định tại điểm a, điểm b khoản này và Điều 40 của Luật quản lý ngoại thương số 05/2017/QH14.
  • Hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất chỉ được lưu lại lãnh thổ Việt Nam trong thời hạn nhất định.
  • Hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất phải được làm thủ tục hải quan khi nhập khẩu vào lãnh thổ Việt Nam và chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan cho tới khi tái xuất ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.
  • Việc tiêu thụ hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất trong nội địa phải thực hiện theo quy định về quản lý nhập khẩu hàng hóa của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

3. Quy định về cấm kinh doanh hoạt động tạm nhập tái xuất.

  • Theo quy định tại Điều 40 Luật quản lý ngoại thương số 05/2017/QH14 hoạt động tạm nhập, tái xuất bị cấm trong các trường hợp sau:
    • Hàng hóa là chất thải nguy hại, phế liệu, phế thải.
    • Hàng hóa thuộc diện cấm kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
    • Hàng hóa là hàng tiêu dùng đã qua sử dụng có nguy cơ gian lận thương mại.
    • Hàng hóa có nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng con người.
  • Trường hợp để ngăn ngừa tình trạng gây ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng con người, chuyển tải bất hợp pháp, nguy cơ gian lận thương mại, Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định, công bố công khai hàng hóa tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu.

4. Các hình thức tạm nhập, tái xuất khác.

  • Theo quy định tại Điều 15 Nghị định số 69/2018/NĐ-CP, hiện nay có 05 hình thức tạm nhập, tái xuất.
quy trình làm thủ tục tạm nhập tái xuất hàng hóa
quy trình làm thủ tục tạm nhập tái xuất hàng hóa

a) Tạm nhập tái xuất theo hình thức kinh doanh.

  • Kinh doanh tạm nhập tái xuất là hình thức kinh doanh được thực hiện tại Việt Nam nhưng thương nhân phải đảm bảo các yêu cầu sau:
  • Nhóm hàng hóa tạm nhập tái xuất có điều kiện theo quy định tại nghị định số 69/2018/NĐ-CP quy định về danh mục hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất có điều kiện.
  • Quy định điều kiện kinh doanh: Để kinh doanh tạm nhập tái xuất nhóm hàng hóa kinh doanh có điều kiện thì thương nhân Việt Nam phải đảm bảo các điều kiện sau:
    • Được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật doanh nghiệp và được Bộ Công Thương cấp Mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng hóa.
    • Một số hạn chế với doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập tái xuất: Không được ủy thác, nhận ủy thác tạm nhập tái xuất đối với hàng hóa tạm nhập tái xuất có điều kiện; không chuyển loại hình kinh doanh từ tạm nhập tái xuất sang hình thức nhập khẩu nhằm mục đích tiêu thụ nội địa những hàng hóa tạm nhập tái xuất có điều kiện.
    • Với vận đơn đường biển của hàng hóa tạm nhập tái xuất: Phải là vận đơn đích danh ghi rõ Mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất của doanh nghiệp hoặc số Giấy phép kinh doanh tạm nhập tái xuất do Bộ Công Thương cấp đối với hàng hóa đã qua sử dụng.

Đối với hàng hóa cấm xuất nhập khẩu, tạm dừng xuất nhập khẩu hoặc chưa được phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam.

    • Doanh nghiệp muốn kinh doanh hàng hóa tạm nhập tái xuất thuộc loại hàng hóa cấm xuất khẩu, nhập khẩu; tạm dừng xuất nhập khẩu hay hàng hóa chưa được pháp lưu hành, sử dụng trên lãnh thổ Việt Nam hoăc hàng hóa chịu sự quản lý bằng các biện pháp hạn ngạch xuất nhập khẩu, thuế quan.. thì phải được Bộ Công Thương cấp Giấy phép kinh doanh tạm nhập tái xuất.

b) Tạm nhập tái xuất theo hợp đồng bảo hành, bảo dưỡng, thuê, mượn.

  • Thương nhân Việt Nam có quyền ký kết hợp đồng với thương nhân nước ngoài về hàng hóa tạm nhập tái xuất với mục đích bảo hành, bảo dưỡng, thuê, mượn trừ trường hợp là hàng hóa thuộc diện cấm xuất nhập khẩu, tạm ngừng xuất nhập khẩu. Sau khi tiến hành bảo hành, bảo dưỡng, thuê, mượn hàng hóa tạm nhập tái xuất trong một khoảng thời gian nhất định thì thương nhân nước ngoài lại tiếp tục tái xuất hàng hóa đó ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.
  • Khác với trường hợp kinh doanh hàng hóa tạm nhập tái xuất, hình thức ký kết hợp đồng bảo hành, bảo dưỡng, thuê, mượn không quy định cụ thể về thời gian hàng tạm nhập tái xuất lưu lại tại Việt Nam. Do tùy từng trường hợp, mặt hàng cụ thể, trang thiết bị, trình độ, nhu cầu mà thời gian bảo hành, bảo dưỡng, thuê mượn không thể ấn định một cách cụ thể. Trường hợp này các bên thương nhân có quyền tự thỏa thuận với nhau một khoảng thời gian hợp lý trong hợp đồng ký kết.

c) Tạm nhập tái xuất để tái chế, bảo hành theo yêu cầu của thương nhân nước ngoài.

  • Tạm nhập tái xuất để tái chế, bảo hành theo yêu cầu của thương nhân nước ngoài được hiểu là thương nhân nước ngoài đặt hàng với thương nhân Việt Nam vê việc tái chế, bảo hành hàng hóa đích danh cho thương nhân nước ngoài chỉ định. Sau khi tái chế, bảo hành thì thương nhân Việt Nam sẽ xuất trả lại hàng hóa đó cho chính thương nhân nước ngoài đã đặt hàng. Hoạt động tạm nhập tái xuất theo hình thức này được thưc hiện tại các cơ quan Hải quan và không yêu cầu phải có Giấy phép tạm nhập, tái xuất.

d) Tạm nhập tái xuất hàng hóa để trưng bày, giới thiệu, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại.

  • Do nhu cầu của xúc tiến thương mại, trong một số trường hợp hàng hóa tạm nhập tái xuất được đưa vào lãnh thổ Việt Nam mục đích ban đầu không nhằm kinh doanh kiếm lời mà để phục vụ cho nhu cầu trưng bày, giới thiệu sản phẩm hoặc tham gia tại các triển lãm, hội trợ. Mục đích của hình thức tạm nhập tái xuất này là đưa thông tin sản phẩm đến người tiêu dùng, kích cầu giao thương trong và ngoài nước. Do đó, hình thức này cũng không yêu cầu phải có Giấy phép tạm nhập, tái xuất mà chỉ phải thực hiện thủ tục nhập khẩu, xuất khẩu tại cơ quan hải quan.

e) Tạm nhập tái xuất sản phẩm vì mục đích nhân đạo và mục đích khác.

  • Trong một số trường hợp, do điều kiện về trang thiết bị , máy móc, dụng cụ y tế tại Việt Nam chưa đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh trong nước và các tổ chức nước ngoài vì mục đích nhân đạo muốn đưa các trang thiết bị y tế vào để hỗ trợ Việt Nam thì sẽ xuất hiện hình thức tạm nhập tái xuất các máy móc, trang thiết bị, dụng cụ khám chữa bệnh của nước ngoài vào lãnh thổ Việt Nam. Đương nhiên với hình thức này cũng không cần có Giấy phép tạm nhập tái xuất. Hiểu đơn giản thì với hình thức này, tổ chức nước ngoài hỗ trợ Việt Nam, cho Việt Nam ” mượn” các máy móc thiết bị không nhằm mục đích thu lợi, sau quá trình sử dụng thì Việt Nam phải tái xuất trả lại cho tổ chức nước ngoài.
Quy trình làm thủ tục tạm nhập tái xuất hàng hóa
Quy trình làm thủ tục tạm nhập tái xuất hàng hóa

5. Quy trình, thủ tục tạm nhập tái xuất sang nước thứ 3.

a. Quy trình tạm nhập tái xuất sang nước thứ 3.

  • Bước 1: Người khai hải quan đăng ký, khai báo tờ khai hải quan nhập khẩu (tạm nhập) và xuất trình hồ sơ hải quan, thực tế hàng hoá (khi có yêu cầu) cho cơ quan hải quan.
  • Bước 2: Cơ quan hải quan thực hiện việc kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hoá (nếu có) và thực hiện thông quan hàng hoá.
  • Bước 3: Người khai hải quan đăng ký, khai báo tờ khai hải quan xuất khẩu (tái xuất) và xuất trình hồ sơ hải quan, thực tế hàng hoá (khi có yêu cầu) cho cơ quan hải quan.
  • Bước 4: Cơ quan hải quan thực hiện việc kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hoá (nếu có) và thực hiện thông quan hàng hoá.

b. Thủ tục tạm nhập, tái xuất, sang nước thứ 3.

1. Thành phần hồ sơ hải quan tạm nhập.

Tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo các chỉ tiêu thông tin tại Phụ lục II ban hành kèm Thông tư số 38/2015/TT-BTC.

  • Trường hợp thực hiện trên tờ khai hải quan giấy theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP, người khai hải quan khai và nộp 02 bản chính tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo mẫu HQ/2015/NK Phụ lục IV ban hành kèm Thông tư số 38/2015/TT-BTC.

Hóa đơn thương mại trong trường hợp người mua phải thanh toán cho người bán: 01 bản chụp.

  • Trường hợp chủ hàng mua hàng từ người bán tại Việt Nam nhưng được người bán chỉ định nhận hàng từ nước ngoài thì cơ quan hải quan chấp nhận hóa đơn do người bán tại Việt Nam phát hành cho chủ hàng.
  • Người khai hải quan không phải nộp hóa đơn thương mại trong các trường hợp sau:
    • Người khai hải quan là doanh nghiệp ưu tiên.
    • Hàng hóa nhập khẩu để thực hiện hợp đồng gia công cho thương nhân nước ngoài, người khai hải quan khai giá tạm tính tại ô “Trị giá hải quan” trên tờ khai hải quan.
    • Hàng hóa nhập khẩu không có hóa đơn và người mua không phải thanh toán cho người bán, người khai hải quan khai trị giá hải quan theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về xác định trị giá hải quan.

Vận tải đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương đối với trường hợp hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt, vận tải đa phương thức theo quy định của pháp luật (trừ hàng hoá nhập khẩu qua cửa khẩu biên giới đường bộ, hàng hoá mua bán giữa khu phi thuế quan và nội địa, hàng hóa nhập khẩu do người nhập cảnh mang theo đường hành lý): 01 bản chụp.

  • Đối với hàng hóa nhập khẩu phục vụ cho hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí được vận chuyển trên các tàu dịch vụ (không phải là tàu thương mại) thì nộp bản khai hàng hoá (cargo manifest) thay cho vận tải đơn.
    • Giấy phép nhập khẩu đối với hàng hóa phải có giấy phép nhập khẩu; Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan: 01 bản chính nếu nhập khẩu một lần hoặc 01 bản chụp kèm theo Phiếu theo dõi trừ lùi nếu nhập khẩu nhiều lần.
    • Giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc Giấy thông báo kết quả kiểm tra của cơ quan kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật: 01 bản chính.
  • Đối với chứng từ quy định tại điểm d, điểm e, nêu trên nếu áp dụng cơ chế một cửa quốc gia, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành gửi giấy phép nhập khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra, miễn kiểm tra chuyên ngành dưới dạng điện tử thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia, người khai hải quan không phải nộp khi làm thủ tục hải quan.
    • Tờ khai trị giá: Người khai hải quan khai tờ khai trị giá theo mẫu, gửi đến Hệ thống dưới dạng dữ liệu điện tử hoặc nộp cho cơ quan hải quan 02 bản chính (đối với trường hợp khai trên tờ khai hải quan giấy). Các trường hợp phải khai tờ khai trị giá và mẫu tờ khai trị giá thực hiện theo Thông tư của Bộ Tài chính quy định về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
    • Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa (Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ): 01 bản chính hoặc chứng từ dưới dạng dữ liệu điện tử trong các trường hợp sau:
  • Hàng hoá có xuất xứ từ nước hoặc nhóm nước có thoả thuận về áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt với Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam và theo các Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia, nếu người nhập khẩu muốn được hưởng các chế độ ưu đãi đó.
  • Hàng hoá thuộc diện do Việt Nam hoặc các tổ chức quốc tế thông báo đang ở trong thời điểm có nguy cơ gây hại đến an toàn xã hội, sức khoẻ của cộng đồng hoặc vệ sinh môi trường cần được kiểm soát.
  • Hàng hoá nhập khẩu từ các nước thuộc diện Việt Nam thông báo đang ở trong thời điểm áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế chống phân biệt đối xử, thuế tự vệ, thuế suất áp dụng theo hạn ngạch thuế quan.
  • Hàng hoá nhập khẩu phải tuân thủ các chế độ quản lý nhập khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
  • Trường hợp theo thoả thuận về áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt với Việt Nam hoặc theo các Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định về việc nộp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu là chứng từ điện tử hoặc Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa của người sản xuất/người xuất khẩu/người nhập khẩu thì cơ quan hải quan chấp nhận các chứng từ này.
    • Hợp đồng mua bán hàng hoá nhập khẩu: 01 bản chụp;
    • Đối với hàng hóa thuộc loại hình kinh doanh tạm nhập,tái xuất có điều kiện theo quy định của Chính phủ:
  • Giấy chứng nhận mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất do Bộ Công Thương cấp: 01 bản chụp;
  • Giấy phép tạm nhập, tái xuất do Bộ Công Thương cấp đối với mặt hàng theo quy định phải được Bộ Công Thương cấp phép: 01 bản chính.

2. Thành phần hồ sơ hải quan tái xuất.

Công văn tái xuất

Tờ khai hàng hóa xuất khẩu theo các chỉ tiêu thông tin tại Phụ lục II ban hành kèm Thông tư số 38/2015/TT-BTC.

  • Trường hợp thực hiện trên tờ khai hải quan giấy theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP, người khai hải quan khai và nộp 02 bản chính tờ khai hàng hóa xuất khẩu theo mẫu HQ/2015/XK Phụ lục IV ban hành kèm Thông tư 38/2015/TT-BTC.

Giấy phép xuất khẩu đối với hàng hóa phải có giấy phép xuất khẩu: 01 bản chính nếu xuất khẩu một lần hoặc 01 bản chụp kèm theo Phiếu theo dõi trừ lùi nếu xuất khẩu nhiều lần.

Giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc giấy thông báo kết quả kiểm tra của cơ quan kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật: 01 bản chính.

  • Đối với chứng từ quy định tại điểm b, điểm c khoản này, nếu áp dụng cơ chế một cửa quốc gia, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành gửi giấy phép xuất khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra, miễn kiểm tra chuyên ngành dưới dạng điện tử thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia, người khai hải quan không phải nộp khi làm thủ tục hải quan.
  • Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
  • Cách thức thực hiện: Điện tử.
  • Thời hạn giải quyết:
  • Thời hạn tiếp nhận, đăng ký, kiểm tra hồ sơ hải quan: ngay sau khi người khai hải quan nộp, xuất trình hồ sơ hải quan đúng quy định của pháp luật (Khoản 1, Điều 23 Luật Hải quan).
  • Thời hạn hoàn thành thành kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải:
    • Hoàn thành việc kiểm tra hồ sơ chậm nhất là 02 giờ làm việc kể từ thời điểm cơ quan hải quan tiếp nhận đầy đủ hồ sơ hải quan.
    • Hoàn thành việc kiểm tra thực tế hàng hoá chậm nhất là 08 giờ làm việc kể từ thời điểm người khai hải quan xuất trình đầy đủ hàng hoá cho cơ quan hải quan;
  • Trường hợp hàng hóa thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành về chất lượng, y tế, văn hóa, kiểm dịch động vật, thực vật, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật có liên quan thì thời hạn hoàn thành kiểm tra thực tế hàng hóa được tính từ thời điểm nhận được kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định.
  • Trường hợp lô hàng có số lượng lớn, nhiều chủng loại hoặc việc kiểm tra phức tạp thì Thủ trưởng cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hải quan quyết định việc gia hạn thời gian kiểm tra thực tế hàng hóa, nhưng thời gian gia hạn tối đa không quá 02 ngày.

3. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

  • Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Hải quan.
  • Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Chi cục Hải quan.
  • Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Hải quan.

4. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định thông quan.

5. Phí, lệ phí: 20.000 đồng/ 01 tờ khai hải quan.

6. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:  Mẫu tờ khai hải quan xuất khẩu, nhập khẩu (theo quy định tại phụ lục III, phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC.

tam-nhap-tai-xuat
Tạm nhập tái xuất

6. Các câu hỏi thường gặp.

Hàng tạm nhập tái xuất là gì?

  • Tạm nhập tái xuất là hoạt động thương nhân tiến hành nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài, hoặc từ khu vực hải quan khác vào lãnh thổ Việt Nam và sau đó tiến hành xuất khẩu chính hàng hóa đó ra khỏi Việt Nam.

Các trường hợp thường gặp khi kinh doanh hàng tạm nhập tái xuất gồm những gì?

  • Tạm nhập tái xuất đối với hàng hóa dự hội trợ triển lãm (phải có giấy mời, thư bảo lãnh, hợp đồng thuê mướn…-tùy theo trường hợp)
  • Tạm nhập tái xuất đối với hàng hóa là máy móc thuê mượn từ nước ngoài – ghi rõ thời hạn thuê
  • Tạm nhập tái xuất đối với hàng hóa nhập để bảo hành đối với hàng hóa lỗi hỏng hóc sau khi bán hàng cho thương nhân nước ngoài (cần có hợp đồng mua bán có điều khoản bảo hành còn hiệu lực)
  • Hàng hóa kinh doanh thương mại: hàng hóa được nhập khẩu từ nước ngoài về Việt Nam sau đó lại xuất bán chính hàng hóa đó đi cho một thương nhân nước ngoài khác.
  • Hàng được cho mượn để giới thiệu sản phẩm (cần có hợp đồng, mail thỏa thuận cho mượn trong thời hạn bao lâu, mục đích)
  • Hàng đem qua nước ngoài kiểm tra, test, lấy mẫu phân tích (dạng này cần phải chắc chắn tái nhập về nếu kiểm tra đạt / không đạt, test đủ tiêu chuẩn/ không đủ tiêu chuẩn…)

Lưu ý quan trọng khi làm hàng tạm nhập – tái xuất:

Khi tạm nhập hàng:

  • Cần thể hiện rõ số serial number, model, hãng sản xuất, xuất xứ trên chứng từ trùng khớp với trên hàng hóa. -> có thể yêu cầu chụp lại ảnh trước khi gửi hàng đi để kiểm tra với chứng từ.
  • Giá trị hàng hóa sẽ không tính thuế đối với hàng tạm nhập ngoại trừ trường hợp tạm nhập theo hình thức thuê mượn có phải thanh toán phí thuê mượn cho đầu nước ngoài. Thuế nhập khẩu sẽ được tính theo phí thuê mượn dựa vào mã HS của hàng hóa như lúc nhập kinh doanh bình thường. Hàng sẽ không chịu thuế VAT (điểm này quan trọng).
  • Theo dõi và đảm bảo thời gian tạm nhập luôn còn hạn hiệu lực, nếu thấy sắp đến hiệu lực mà hàng hóa chưa sẵn sang để gửi trả cần gia hạn thêm… thì bạn phải làm thủ tục gia hạn cho tờ khai tạm nhập.

Bộ hồ sơ gia hạn thời gian tạm nhập là:
– Tờ khai tạm nhập bản gốc (liên do người nhập khẩu giữ) + bản photo sao y
– Công văn xin gia hạn  
– Hợp đồng sữa chữa, thuê mướn, triển lãm…
– Điều khoản, phụ lục có ghi gia hạn trong hợp đồng thuê mướn; hoặc email, công văn thông báo cần thêm thời gian sửa chữa, thuê mượn, triễn lãm…

Sau khi trình hải quan, hải quan tại chi cục mở tờ khai tạm nhập sẽ xác nhận trên tờ khai là gia hạn đến bao lâu.

Khi xuất trả hàng cần lưu ý một số điểm như sau:
Xác định là đúng hàng hóa đã được nhập về (trùng serial number, model hay thông số trên tờ khai tạm nhập). Sau khi xác định đầy đủ các yếu tố thì liên hệ book lịch tàu, lịch bay để làm thủ tục tái xuất cho lô hàng

Thuế, thủ tục hải quan hàng tạm nhập tái xuất như thế nào?

Nộp thuế:
  • Loại hình G11: Căn cứ theo Khoản 2 Điều 42 Thông tư số 38/2015/TT-BTC: Doanh nghiệp phải nộp thuế nhập khẩu và các loại thuế khác theo quy định của pháp luật (nếu có) trước khi hoàn thành thủ tục hải quan hàng tạm nhập.
  • Số tiền nộp thuế này có thể hiểu giống như một khoản nhà nước giữ lại để tránh tình trạng doanh nghiệp nhập về nhưng không tái xuất, do đó khi doanh nghiệp đã thực xuất thì sẽ được hoàn lại thuế nhập khẩu này.
  • Loại hình G12: Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển của các tổ chức, cá nhân được phép tạm nhập, tái xuất để thực hiện các dự án đầu tư, thi công xây dựng, lắp đặt công trình, phục vụ sản xuất. Quy định tại điểm a khoản 9 Điều 16 Luật thuế xuất khẩu 107/2016/QH13.

Hàng tạm nhập tái xuất có được miễn thuế?

  • Loại hình G13: Tạm nhập miễn thuế miễn thuế, không phải nộp thuế theo quy định tại điều 16 luật thuế 107/2016/QH13.
  • Loại hình G12: Hàng hóa tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập để bảo hành, sửa chữa, thay thế. Quy định tại điểm c khoản 9 Điều 16 Luật thuế xuất khẩu 107/2016/QH13.

Xem thêm các thông tin mới về xuất nhập khẩu, chính sách xuất khẩu hàng, nhập khẩu hàng qua fanpage hay group facebook XUẤT NHẬP KHẨU HCM nhé:

Fanpage: https://www.facebook.com/xuatnhapkhauhcm/

Group: https://www.facebook.com/groups/1073402229658531/

Nguồn: Khắc – TTHQSaiGon

Liên hệ:

Skype: khac5579

SĐT: 0949 63 53 89 / 0348 0000 69

Email: tthqsaigon@tthqsaigon.net

www.tthqsaigon.net

Where there is a will, there is a way.!!!

Liên quan:

THỦ TỤC NHẬP KHẨU HÓA CHẤT

HƯỚNG DẪN THỬ NGHIỆM HIỆU SUẤT NĂNG LƯỢNG ĐÈN LED

3 CÁCH TÍNH TRỌNG LƯỢNG QUY ĐỔI

NỘI DUNG INCOTERMS 2020

CÁC BƯỚC XIN CẤP CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ Ở VIỆT NAM

THỦ TỤC NHẬP KHẨU NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT PHÂN BÓN

THỦ TỤC NHẬP KHẨU VỎ THÔNG

    Hỏi giá nhanh







    4 thoughts on “Quy Trình Làm Thủ Tục Hải Quan Hàng Tạm Nhập Tái Xuất Sang Nước Thứ 3

    1. Pingback: Thủ tục xuất trả lô hàng chưa làm thủ tục hải quan 2022 | tthqsaigon.net

    2. Pingback: Thủ tục nhập khẩu máy xay sinh tố theo QCVN9 | tthqsaigon.net

    3. Pingback: Thủ tục nhập khẩu trái cây tươi 2022 | tthqsaigon.net

    4. Pingback: Mã địa điểm lưu kho và Danh sách hãng hàng không tại Sân bay Tân Sơn Nhất - 02B1 | tthqsaigon.net

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    0896444466
    icons8-exercise-96 chat-active-icon