So sánh 2 hình thức thanh toán TT và LC hiện nay

Ưu nhược điểm của 2 hình thức thanh toán TT và LC

So sánh 2 hình thức thanh toán TT và LC hiện nay

So sánh 2 hình thức thanh toán TT và LC trong ngành xuất nhập khẩu là câu hỏi chung của rất nhiều người. TT và LC là hai hình thức thanh toán phổ biến, thế nhưng việc lựa chọn phương thức nào để thanh toán lại là vấn đề khá nan giải đối với mọi người. Vậy nên bài viết hôm nay TTHQSaiGon sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin về hai phương thức thanh toán này nhé!

Thanh toán TT là gì?

Hiện nay phương thức thanh toán TT được viết tắt từ cụm Telegraphic Transfer – điện chuyển tiền,  TT được biết đến như một dạng thanh toán được sử dụng khá phổ biến bởi sự tiện lợi của nó trong giao dịch thương mại quốc tế. Phương thức thanh toán TT rất phù hợp với những đơn hàng có giá trị nhỏ, hai bên đối tác có sự tin tưởng với nhau, đã có mối quan hệ hợp tác với nhau lâu dài, đôi khi là công ty mẹ và con.

Thanh toán TT được phân thành 2 loại là thanh toán trước và thanh toán sau

  • Đối với hình thức thanh toán TT trả trước (TTR – Telegraphic Transfer Remittance), người mua (Nhà nhập khẩu) phải chuyển tiền (toàn bộ hoặc một phần) cho bên bán trước khi hàng được chuyển đi.
  • Đối với hình thức thanh toán TT trả sau (TT after shipment): Người mua (Nhà nhập khẩu) nhận hàng rồi mới thanh toán tiền cho người bán (nhà xuất khẩu). Tuy nhiên một điểm lưu ý đối với phương thức thanh toán này chính là dựa trên sự tin tưởng và có sự hợp tác lâu dài mới có thể tiến hành giao dịch.

Thanh toán LC là gì?

Thanh toán LC được viết tắt từ cụm Letter of Credit – là hình thức thanh toán thư tín dụng, tức là bên người mua (nhà nhập khẩu) cần phải ký quỹ tại ngân hàng với bên mua để ngân hàng có thể đảm bảo được quá trình thanh toán ( hiểu một cách nôm na chính là tiền đặt cọc cho việc thanh toán).

Với hình thức thanh toán LC thì ngân hàng sẽ thay mặt cho bên người nhập khẩu cam kết với bên xuất khẩu hay bên cung cấp hàng hóa để chi trả tiền theo đúng với thời gian đã quy định trước đó. Sau khi người bán đã thực hiện giao hàng đúng hẹn và đầy đủ hàng hóa dựa trên hóa đơn đúng theo điều khoản LC quy định thì ngân hàng bên bán sẽ thực hiện thanh toán hết tất cả những số tiền còn lại trong hợp đồng mua bán.

Các loại LC trong thanh toán quốc tế

Phân loại thư tín dụng theo tính chất hủy ngang

+ Thư tín dụng có thể huỷ ngang (Revocable L/C): Đây là loại thư tín dụng mà sau khi đã được mở thì việc bổ sung sửa chữa hoặc hủy bỏ có thể tiến hành một cách đơn phương.

+ Thư tín dụng không thể huỷ ngang (Irrevocable L/C): Là loại thư tín dụng sau khi đã được mở thì việc sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ chỉ được ngân hàng tiến hành theo thoả thuận của tất cả các bên có liên. Trong thương mại quốc tế thư tín dụng này được sử dụng phổ biến nhất.

Phân loại theo thời hạn thanh toán

+ Thư tín dụng trả ngay (L/C at sight): Là loại L/C mà người xuất khẩu sẽ được thanh toán ngay trong vòng 5 ngày làm việc khi xuất trình các chứng từ phù hợp với các điều khoản quy định trong L/C (dĩ nhiên người xuất khẩu phát phát hành hối phiếu trả ngay để yêu cầu thanh toán).

+ Thư tín dụng trả chậm (Deferred payment L/C): Là loại L/C không hủy ngang trong đó ngân hàng mở L/C cam kết với người bán rằng đồng ý thanh toán tiền trong L/C vào time cụ thể ghi mà L/C quy định sau khi đã nhận chứng từ và không cần hối phiếu. Trường hợp ngân hàng mở L/C chỉ định 1 ngân hàng thanh toán khác thì ngân hàng mở L/C cũng phải cam kết bồi hoàn lại số tiền cho ngân hàng thanh toán đúng theo thời hạn.

Phân loại theo tính chất vận hành của thư tín dụng

+ Thư tín dụng chuyển nhượng (Transferable L/C): Là loại thư tín dụng không thể huỷ bỏ, trong đó quy định quyền của ngân hàng trả tiền được trả hoàn toàn hay trả một phần của thư tín cho một hay nhiều người theo lệnh của người hưởng lợi đầu tiên.

+ Thư tín dụng giáp lưng (Back-to-Back Letter of Credit): Là một tín dụng mới mở dựa trên cơ sở một thư tín dụng đã có – tín dụng không chuyển nhượng (tín dụng gốc) – cho một người thụ hưởng khác. L/C giáp lưng là 1 L/C biệt lập được mở trên cơ sở của L/C gốc (cùng với điều kiện của L/C gốc) còn gọi là L/C thứ 2 trên cơ sở 1 L/C thứ nhất.

+ Thư tín dụng tuần hoàn (Revolving Letter of Credit): Là một cam kết từ phía ngân hàng phát hành phục hồi lại giá trị ban đầu của thư tín dụng sau khi nó đã được sử dụng. Số lần phục hồi và khoảng thời gian còn hiệu lực phải được quy định trong L/C.

+ Thư tín dụng dự phòng (Standby letter of Credit): Là một tín dụng chứng từ hay dàn xếp tương tự, thể hiện nghĩa vụ của ngân hàng phát hành tới người thụ hưởng trong việc:
  • Thanh toán lại khoản tiền mà người yêu cầu mở L/C dự phòng đã vay hoặc được ứng trước trong quá trình giao dich người bán có thể không thực hiện đúng hợp đồng nên người mua hủy giao dịch có thể nhận lại được tiền đã mở LC.
  • Thanh toán khoản nợ của người mở L/C dự phòng, tức là  trường hợp người mở L/C không thanh toán được sẽ có người khác đứng ra trả tiền cho người sản xuất.
  • Bồi thường những thiệt hại cho người bán do người mở L/C dự phòng không thực hiện nghĩa vụ của mình.

+ Thư tín dụng điều khoản đỏ (Red clause L/C): Là thư tín dụng mà ngân hàng phát hành (NHPH) cho phép ngân hàng thông báo (NHTB) ứng trước cho người thụ hưởng để mua hàng hóa, nguyên liệu phục vụ sản xuất hàng hóa theo L/C mở.

Phân loại theo tính chất thanh toán thư tín dụng

+ Thư tín dụng trả ngay L/C at sight: Tức là người mở L/C đồng ý trả tiền cho người bán ngay khi  xuất trình được  bộ chứng từ xuất khẩu hàng hoàn thiện.

+ Thư tín dụng chả trậm ( L/C Upas – L/C unsance): Tức là hình thức người bán đồng ý cho người mua nợ tiền hàng sẽ trả sau X ngày theo thỏa thuận của 2 bên. Trường hợp này người mua sẽ phát hành hối phiếu cam kết trả tiền do người bán thụ hưởng với L/C Upas. Ngươc lại với L/C unsance thì người bán vẫn nhận được tiền khi xuất trình bộ chứng từ do ngân hàng ứng tiền ra để trả cho người mua. Còn người mua được nợ ngân hàng X days theo thỏa thuận của người mua và ngân hàng phát hành L/C.

So sánh thanh toán TT và LC
So sánh thanh toán TT và LC

Vậy TT và LC có gì khác nhau, hai hình thức này có những ưu điểm và nhược điểm gì? Cùng TTHQSaiGon đọc tiếp phần nội dung quan trọng nhất nhé!

So sánh thanh toán TT và LC. Ưu nhược điểm của hai phương thức thanh toán quốc tế phổ biến hiện nay.

Thanh toán TT Thanh toán LC
Ưu điểm – Quy trình không quá phức tạp, các nghiệp vụ phát sinh cũng dễ dàng, nhanh chóng hơn so với hình thức LC.

– Chi phí thanh toán TT qua ngân hàng sẽ tiết kiệm được nhiều thời hơn LC.

– Bên mua cũng không bị đọng vốn ký quỹ như LC.

– Chứng từ và hàng hóa cũng không phải làm cẩn thận như hình thức thanh toán LC. Bên hàng cũng không phải chịu sức ép rủi ro ho các phát sinh, có thể thu được tiền hàng ngay nếu doanh nghiệp, công ty sử dụng phương thức điện chuyển tiền.

– Chuyển tiền trước cũng sẽ giúp cho bên bán thuận lợi hơn trong quá trình giao dịch, vì khi giao dịch tiền trước khi giao hàng sẽ không sợ rủi ro, sự thiệt hại khi bên mua trả chậm, hay nợ lại ít.

– Chuyển tiền sau sẽ thuận lợi đối với bên mua hơn vì khi nhận được hàng, kiểm hàng xong mới hoàn tất quá trình giao dịch trả tiền, bên mua sẽ không phải sợ rủi ro khi lỡ nhận phải hàng kém chất lượng, hay là bên bán giao hàng chậm làm chậm trễ đơn hàng với đối tác bên mua.

– Phương thức chuyển tiền này, ngân hàng sẽ là bên trung gian thực hiện thanh toán theo ủy nhiệm để có thể hưởng thủ tục phí, không có bất kỳ sự ràng buộc nào về mặt pháp lý cả.

– Với hình thức thanh toán này, ngân hàng sẽ là người thực hiện thanh toán đúng theo quy định trong thư tín dụng, bất kỳ trường hợp người mua có chịu trả tiền hay là không.

– Việc chậm trễ trong việc chuyển chứng từ cũng được đảm bảo tối đa, hạn chế được điều này.

– Khi các chứng từ được chuyển đến ngân hàng phát hành thì việc thanh toán sẽ được tiến hành ngay hoặc xác định ngày chi trả (với trường hợp LC trả chậm).

– Khách hàng cũng có thể đề nghị được chiết khấu LC nếu để có trước một khoản tiền cho việc chuẩn bị thực hiện các hợp đồng.

– Bên bán cũng yên tâm hơn, đảm bảo được việc bên mua sẽ thanh toán hết số tiền hàng, không bị mất tiền hàng oan.

– Ngân hàng cũng sẽ được hưởng một số hoa hồng trong cuộc thanh toán này, ngoài ra ngân hàng cũng sẽ mở rộng được mối quan hệ thương mại Quốc tế.

Nhược điểm – Phương thức này tiềm ẩn những nguy cơ rủi cao cho việc phụ thuộc vào chi trả tiền hàng của bên mua, nếu sử dụng phương thức này quyền lợi của bên bán cũng không được đảm bảo cao.

– Phương thức trả tiền trước cũng mang lại rất nhiều rủi ro, bởi vì đôi lúc bên bán không có đủ số hàng ngay khi bên bán đã nhận đủ tiền hàng, làm cho công ty, doanh nghiệp bên mua rơi vào thế bị động.

– Với hình thức trả tiền sau lại bất lợi đối với bên bán, bởi vì hàng hóa đã chuyển đi, bên mua đã nhận được và đã sử dụng rồi nhưng lại chậm việc lệnh chuyển tiền.

– Trường hợp rủi ro với việc bên mua không nhận hàng, thì bên bán lại phải mất tiền vận chuyển về doanh nghiệp hoặc phải bán rẻ.

– Thu hồi vốn của bên bán chậm hơn, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất.

– Đối với bên bán sẽ không hiểu rõ phương thức thanh toán, hoặc một vài lý do nào đó không thể xuất trình đầy đủ bộ chứng từ theo quy định của tín dụng thư đề ra, hay là xuất trình muộn hơn so với thời gian đưa ra của tín dụng thư, lúc này ngân hàng sẽ từ chối việc chi trả tiền hàng cho bên bán.

– Đối với bên mua, tín dụng thư phát hành sẽ độc lập với hợp đồng cơ sở và ngân hàng phát hành cũng sẽ không chịu trách nhiệm cho việc kiểm tra chứng từ trong bộ chứng từ của bên bán, chỉ kiểm tra bền ngoài của bộ chứng từ đã phù hợp với điều khoản thanh toán LC chưa, cũng như xem hàng hóa đã được giao đủ hay chưa, chất lượng có đúng theo hợp đồng không đã thanh toán cho bên bán.

– Thanh toán bằng hình thức này, cũng khiến cho quyền lợi của một hay là 2 bên tham gia bị vi phạm là rủi ro rất cao.

Quy trình thanh toán TT và LC có khác biệt nhau không?

1. Quy trình thanh toán TT:

Quy trình thanh toán TT
Quy trình thanh toán TT

Quy trình thanh toán của TT được thực hiện thông qua 4 bước như sau:

– Bước 1: Bước này được gọi là chuyển hàng và chứng từ, bên xuất khẩu sẽ đóng hàng, giao toàn bộ hàng hóa trong đó có kèm theo chứng từ, bộ chứng từ này rất cần thiết đối với bên mua, người mua cần phải kiểm tra thật kỹ tất cả những thông tin về đơn hàng, thông tin trên chứng từ đã chính xác hay chưa, có thông tin nào sai sót hay không.

– Bước 2: sau khi đã kiểm tra hoàn tất hàng hóa, cùng chứng từ, bên mua sẽ tiến hành viết lệnh chuyển tiền, gửi kèm theo bộ chứng từ đến ngân hàng, yêu cầu phía ngân hàng chuyển tiền cho bên bán. Với phương thức thanh toán này như đã nêu trên sẽ có 2 trường hợp cho doanh nghiệp, công ty lựa chọn đó là nhận hàng rồi trả tiền hay là trả tiền trước nhận hàng sau.

+ Với trường hợp đơn vị doanh nghiệp, công ty của các bạn lựa chọn hình thức trả tiền trước nhận hàng sau, thì hồ sơ cần phải chuẩn bị gồm: 

• Lệnh chuyển tiền.

• Hợp đồng ngoại thương.

• Hợp đồng mua bán ngoại tệ (với trường hợp tài khoản ngoại tệ của doanh nghiệp không đủ, thì cần phải mua ngoại tệ để thanh toán cho đơn hàng xuất khẩu).

Sau khi đã nhận được hàng doanh nghiệp cũng cần phải bổ sung thêm một số giấy tờ với đơn hàng xuất khẩu bao gồm: Tờ khai hải quan, vận đơn và hóa đơn thương mại.

+ Trong trường hợp, doanh nghiệp, công ty các bạn lựa chọn hình thức chuyển tiền sau khi đã nhận được hàng, thì cần phải chuẩn bị một số giấy tờ như:

• Lệnh chuyển tiền.

• Hợp đồng ngoại thương.

• Hợp đồng mua bán ngoại tệ (nếu như có).

• Tờ khai hải quan.

• Vận đơn

• Hóa đơn thương mại.

* Nhìn chung hồ sơ cho hai phương thức thanh toán đều giống nhau, chỉ khác nhau trong điểm trả tiền trước thì phải chuẩn bị 2 lần hồ sơ, còn đối với chuyển tiền sau, doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ tất cả các hồ sơ.

– Bước 3: Khi đã nhận đủ tất cả những giấy tờ, hồ sơ cần thiết của bên bán, ngân hàng sẽ tiến hành trích tiền cho bên mua, đồng thời sẽ gửi giấy báo nợ cho bên này. 

– Bước 4: Ngân hàng sẽ chuyển tiền trả cho bên bán, và báo cáo với bên mua.

2. Quy trình thanh toán LC:

Quy trình thanh toán LC
Quy trình thanh toán LC

Quy trình thanh toán LC có thể được tóm lược một cách đơn giản theo phương thức chứng từ với các bước như sau:

– Bước 1: Bên mua và bên bán cùng ký kết hợp đồng xuất nhập khẩu hàng hóa.

– Bước 2: Sẽ căn cứ vào đơn xin mở thư tín dụng tại bên mua gửi đến, ngân hàng sẽ tiến hành mở thư tín dụng LC cho người bán. Ngân hàng cũng tiến hành thông báo với người bán nội dung về việc mở thư tín dụng.

– Bước 3: Sau khi đã chấp nhận tất cả những điều kiện được nêu trong thư tín dụng, người bán sẽ tiến hành giao hàng cho người mua, lập và gửi tất cả những bộ chứng từ khi nhận hàng cho bên mua thông qua ngân hàng.

– Bước 4: Ngân hàng sẽ mở kiểm tra tất cả giấy tờ có trong bộ chứng từ đã phù hợp với điều kiện của LC chưa, nếu đã phù hợp thì ngân hàng sẽ tiến hành trả tiền cho bên bán.

– Bước 5: Ngân hàng LC sẽ đòi tiền bên mua sau khi đã chuyển bộ chứng từ cho bên mua hay là chấp nhận thanh toán theo giao dịch trên bộ chứng từ.

– Bước 6: Người mua sẽ kiểm tra tất cả bộ chứng từ, trả tiền hoặc chấp nhận chi trả tiền nếu thấy bộ chứng từ đã phù hợp với LC mở. Bên mua cũng cần phải xuất trình những chứng từ cho người nhận chuyển để có thể nhận được hàng.

Kết luận:

Với phương thức thanh toán bằng LC hay TT đều có những ưu – nhược điểm riêng, doanh nghiệp hay tổ chức muốn tham gia vào phương thức thanh toán nào cần phải hiểu rõ và kỹ quy trình để có thể thực hiện đúng hơn.

Mong rằng bài viết So sánh 2 hình thức thanh toán TT và LC đã một phần nào giúp các bạn có thể hiểu hơn về 2 phương thức, trang bị cho mình thêm nghiệp vụ về xuất nhập khẩu. Chúc các bạn thành công!

Truy cập Fanpage và Group facebook XUẤT NHẬP KHẨU HCM để cập nhật các thông tin mới nhất về xuất nhập khẩu:

Fanpage: https://www.facebook.com/xuatnhapkhauhcm/

Group: https://www.facebook.com/groups/1073402229658531/

Khắc – TTHQSaiGon

Liên hệ:

Skype: khac5579

SĐT: 0949 63 53 89 / 0896 44 44 66

Email: tthqsaigon@tthqsaigon.net

www.tthqsaigon.net

Where there is a will, there is a way.!!!

Liên Quan:

THỦ TỤC XUẤT KHẨU HẠT MAC-CA

THỦ TỤC XUẤT KHẨU DÂY LỤC BÌNH

THỦ TỤC NHẬP KHẨU PHÔ MAI

THỦ TỤC XUẤT KHẨU ĐỒ GỖ NỘI THẤT

THỦ TỤC XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU

    Hỏi giá nhanh







    2 thoughts on “So sánh 2 hình thức thanh toán TT và LC hiện nay

    1. Pingback: Thuê gia công lại trong nội địa theo Nghị định 18 | tthqsaigon.net

    2. Pingback: Chốt cài nhựa - đinh tán nhựa - hs code 392690 | tthqsaigon.net

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    0896444466
    icons8-exercise-96 chat-active-icon