Thủ tục nhập khẩu trái cây tươi 2022
Nội dung bài viết
Hỏi: Tôi là Doanh Nghiệp trong nước và có ý định nhập khẩu trái cây tươi là Táo và Cherry từ thị trường Canada Về bán tại thị trường nội địa Việt Nam, xin hỏi để nhập khẩu được mặt hàng này thì cần yêu cầu đối tác cung cấp các giấy tờ gì ? thủ tục ở Việt Nam ra sao ? và cái quan trọng là thuế nhập khẩu, vat là bao nhiêu phần %. Xin trân trọng cảm ơn !
Trả lời : cảm ơn bạn đọc đã gửi câu hỏi vể cho ban tư vấn xuất nhập khẩu của chúng tôi. Câu hỏi sẽ được ban tư vấn trả lời thủ tục nhập khẩu trái cây tươi như sau:
Trình tự nhập khẩu trái cây tươi vào Việt Nam sẽ trả qua các bước:
- Kiểm tra danh mục trái cây đã được phép nhập khẩu vào Việt Nam hay không ?
- Yêu cầu đối tác cung cấp các chứng từ cần thiết để doanh nghiệp làm thủ tục nhập khẩu trái cây tươi tại Việt Nam. ( phytosanitary là cực kỳ quan trọng)
- Xin Giấy phép nhập khẩu trái cây tươi tại đầu Việt Nam ( tại cục bảo vệ thực vật)
- Gửi giấy phép bản dịch cho đối tác xuất khẩu.
- Lên Kế hoạch và định thời gian nhập khẩu hàng về Việt Nam
- Hàng về tới cảng thì làm thủ tục kiểm dịch thực vật thực tế cho lô hàng.
- Đăng ký hải quan để mở tờ khai hải quan. ( xác định thuế nhập khẩu, thuế Vat, Các hiệp định mà Vn và đối tác ký kết để được hưởng ưu đãi về thuế nhập khẩu)
- Thông quan lô hàng và bán vào thị trường nội địa.
Và bây giờ chúng ta sẽ đi chi tiết các bước như trên khi nhập khẩu trái cây tươi về Việt nam nhé, mà ở đây là quả Táo (Tên kho học Malus Domestica) nhập khẩu từ Canada vào VN.
Bước 1: Kiểm tra danh mục trái cây đã được phép nhập khẩu vào Việt Nam hay không ?
Vậy kiểm tra danh sách đó ở đâu ?
Có 2 cách: 1 là bạn gọi cho tôi để tôi kiểm tra, 2 là bạn vào đường link bên dưới đây do cục bảo vệ thực vật quản lý.
- Danh sách các loại quả được phép nhập khẩu vào Việt Nam
- Hoặc liên hệ 0949 63 53 89 để được tư vấn cụ thể hơn nhé.
Bước 2: Yêu cầu đối tác cung cấp các chứng từ cần thiết để doanh nghiệp làm thủ tục nhập khẩu tại nước nhập khẩu. ( phytosanitary là cực kỳ quan trọng)
Bước 3: Xin Giấy phép nhập khẩu tại đầu Việt Nam ( Cục Bảo Vệ Thực Vật).
Đối với các loại trái cây được phép nhập khẩu vào nước thì bạn phải xin giấy phép kiểm dịch thực vật. Có 2 cách để xin giấy phép:
Cách 1: gửi hồ sơ trực tiếp về cục bảo về thực vật (Địa chỉ: Số 149 Hồ Đắc Di, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội)
Cách 2: Nộp hồ sơ trực tiếp qua hệ thống một cửa quốc gia
Hồ sơ Bao gồm:
- Đơn xin cấp giấy phép nhập khẩu, (Theo Mẫu)
- Hợp đồng mua bán giữa 2 bên
- Giấy phép ĐK Kinh Doanh.
Thời gian xử lý hồ sơ là từ 7 đến 10 ngày làm việc, và giá trị của giấy phép là 1 năm kể từ ngày cấp. ( doanh nghiệp có thể dự kiến kế hoạch nhập khẩu trong năm với số lượng là bao nhiêu thì mình xin nguyên năm theo số lượng dự kiến, để khỏi xin nhiều lần tiết kiệm chi phí cho Doanh Nghiệp).
Bước 4: Gửi giấy phép bản dịch cho đối tác xuất khẩu.
Sau khi đã có giấy phép kiểm dịch được cục bảo vệ thực vật cấp rồi, thì doanh nghiệp bạn nên nên đi dịch lại giấy phép này và gửi cho đối tác vì có giấy phép thì bên đối tác mới chấp nhận ship hàng về cho bạn, trong giấy phép sẽ thể hiện các điều kiện kiểm dịch tại nước xuất khẩu mà phía nhập khẩu cần và thể hiện chúng trên chứng từ phytosanitary. ( vì thế buộc doanh phải dịch ra ).
Bước 5: Lên Kế hoạch và định thời gian nhập khẩu hàng về Việt Nam.
Ở bước này thì bạn và đối tác thỏa thuận thời gian nhập khẩu hàng về để thuận tiện cho DN bạn nên mua giá FOB tại cảng người bán đối với hàng cont, còn hàng Air thì nên mua giá CIF thì tốt nhất (Do thời gian hàng Air gấp nên mua giá đó sẽ thuận tiện hơn).
Bước 6: Hàng về tới cảng thì làm thủ tục kiểm dịch thực vật thực tế cho lô hàng.
Hàng về cảng thì cũng là lúc doanh nghiệp đã nhận được tất cả hồ sơ từ đối tác gửi cho bên mình qua đường chuyển phát nhanh DHL, Dn sử dụng bộ hồ sơ này để đăng ký kiểm dịch thực vật tại chi cục gần nhất nơi hàng về cảng. ví dụ bạn ở HCM thì đăng ký tại 28 Mạc Đỉnh Chi, Quận 1, TpHCM.
Hồ sơ bao gồm :
- Đơn đăng ký kiểm dịch thực vật,
- Phyto gốc,
- Invoie,
- packing list.
Ở bước này thì Dn mình sẽ kết hợp với bước 7 là mở tờ khai hải quan để cùng hẹn cán bộ kiểm dịch lấy mẫu thực tế tại cảng.
Bước 7: Đăng ký hải quan để mở tờ khai hải quan.
Bước 8: Thông quan lô hàng và bán vào thị trường nội địa.
Truy cập Fanpage và Group facebook XUẤT NHẬP KHẨU HCM để cập nhật các thông tin mới nhất về xuất nhập khẩu:
Fanpage: https://www.facebook.com/xuatnhapkhauhcm/
Group: https://www.facebook.com/groups/1073402229658531/
Nguồn: Khắc – TTHQSaiGon
Liên hệ:
Skype: khac5579
SĐT: 0949 63 53 89 / 0348 0000 69
Email: khac5579@gmail.com
Where there is a will, there is a way.!!!
Liên quan:
DỊCH VỤ XIN GIẤY PHÉP NHẬP KHẨU THỊT ĐÔNG LẠNH, MỰC ĐÔNG LẠNH
THỦ TỤC NHẬP KHẨU XE MÁY CHUYÊN DÙNG
CONTAINER PACKING LIST CỦA HẢNG TÀU 2022
THỦ TỤC NHẬP KHẨU MÁY XAY SINH TỐ
THỦ TỤC XUẤT TRẢ HÀNG NHẬP KHẨU ĐÃ THÔNG QUAN
QUY TRÌNH LÀM THỦ TỤC HÀN TẠM NHẬP TÁI XUẤT SANG NƯỚC THỨ 3
Pingback: Thủ tục nhập khẩu xe đạp mới 100% | tthqsaigon.net
Pingback: Xuất nhập khẩu tại chỗ - Tổng cục Hải quan phản hồi 3 hiệp hội | tthqsaigon.net
Pingback: SOC trong xuất nhập khẩu là gì, sự khác biệt giữa SOC và COC năm 2023 | tthqsaigon.net