Thủ tục xuất khẩu đồ gỗ nội thất – chương 94

Thủ tục xuất khẩu đồ gỗ nội thất

Thủ tục xuất khẩu đồ gỗ nội thất mới nhất.

Hiện nay, ngành đồ gỗ nội thất đang rất phát triển, Nước ta hiện là một nước đang đứng trong hàng Top các quốc gia xuất khẩu đồ gỗ nội thất trên thế giới. Cùng với việc thương mại điện tử Alibaba, Amazon, … ngày càng phát triển và các Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU, Hiệp định Đối tác Toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, đều sẽ có những tác động tích cực giúp cho thị trường Xuất khẩu đồ gỗ nội thất của Việt Nam phát triển.

Để xuất khẩu được các mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ sang các thị trường nước ngoài thì phải là thế nào? Thủ tục hải quan xuất khẩu đồ gỗ nội thất cần chuẩn bị các chứng từ gì? Đây là các câu hỏi mà nhiều Doanh Nghiệp muốn mở rộng thị trường kinh doanh các đồ nội thất sản xuất bằng gỗ quan tâm đến. 

Cùng theo dõi bài viết bên dưới TTHQSaiGon sẻ chia sẽ với các bạn về thủ tục xuất khẩu đồ gỗ nội thất để các bạn có thể xuất khẩu được mặt hàng này đi nước ngoài một cách dể dàng.

Mã HS và thuế xuất khẩu đồ gỗ nội thất

Mã HS code đồ gỗ nội thất

Khi xuất khẩu hàng hoá, mã hs là thông tin quan trọng mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần xác định cho hàng hoá của mình. Bởi thông qua mã HS, doanh nghiệp có thể nắm được các quy định về thuế liên quan đến mặt hàng nhập khẩu.

Đối với sản phẩm nội thất từ gỗ, mặt hàng này có mã HS thuộc chương 94 – Đồ nội thất; bộ đồ giường, đệm, khung đệm, nệm và các đồ dùng nhồi tương tự; đèn và bộ đèn, chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác; biển hiệu được chiếu sáng, biển đề tên được chiếu sáng và các loại tương tự; các cấu kiện nhà lắp ghép.

Trong Chương 94 bao gồm nhiều nhóm HS cho từng mặt hàng cụ thể. Bạn có thể căn cứ vào biểu thuế xuất khẩu hiện hành để tra cứu theo mặt hàng thực tế mà bạn nhập khẩu.

Dưới đây là một số Mã HS và Mô tả hàng hóa tham khảo về đồ gỗ nội thất:

  • 940350: Đồ nội thất bằng gỗ được sử dụng trong phòng ngủ
  • 940360: Đồ nội thất bằng gỗ khác
  • 940161: Ghế khác, có khung bằng gỗ, đã nhồi đệm
  • 940169: Ghế khác, có khung bằng gỗ, loại khác
  • 940190: Bộ phận ghế ngồi ( trừ các loại nhóm thuộc nhóm 94.02)
  • 940390: Các bộ phận của đồ nội thất khác
  • 940340: Đồ nội thất bằng gỗ được sử dụng trong nhà bếp
  • 940490: Khung đệm; các mặt hàng thuộc bộ đồ giường và các loại tương tự
  • 940389: Đồ nội thất bằng mây, liễu gai và các vật liệu tương tự ( như tre, mây)
  • 940330: Đồ nội thất khác bằng gỗ được sử dụng trong văn phòng
  • 940151: Ghế ngồi bằng tre hoặc bằng song, mây
Hs code đồ gỗ nội thất
Hs code đồ gỗ nội thất

Thuế xuất khẩu đồ gỗ nội thất

Căn cứ vào Chú giải của Hệ thống hài hoà mô tả và mã hoá hàng hóa năm 2007 của Hội đồng Hợp tác Hải quan thế giới (HS 2007); Căn cứ vào Biểu thuế ban hành kèm theo Quyết định số 106/2007/QĐ-BTC ngày 20/12/2007 của Bộ Tài chính thì:
– Đồ nội thất bằng gỗ có mã số thuế thuộc nhóm 9403; có thuế suất thuế xuất khẩu 0%; thuế suất thuế giá trị gia tăng: 0%.
Tuy nhiên, căn cứ để áp mã số thuế là căn cứ vào hàng hóa thực tế nhập khẩu của công ty tại thời điểm nhập khẩu.

Chính sách và thủ tục xuất khẩu đồ gỗ nội thất

Thủ tục xuất khẩu đồ nội thất gỗ tự nhiên

Theo quy định hiện hành, các sản phẩm nội thất được làm từ gỗ không thuộc danh mục hàng cấm xuất khẩu nên doanh nghiệp có thể tiến hành xuất khẩu như bình thường. Tuy nhiên, loại gỗ được sử dụng làm nội thất phải đảm bảo là loại gỗ được phép sản xuất và xuất khẩu theo quy định.

So với nội thất làm từ gỗ công nghiệp thì nội thất làm từ gỗ tự nhiên có thủ tục xuất khẩu phức tạp hơn khá nhiều. Bởi đây là mặt hàng phải tiến hành xác thực nguồn gốc trước khi xuất khẩu.

Khi xuất khẩu các sản phẩm đồ gỗ nội thất (bàn, ghế, giường tủ) là gỗ tự nhiên sau chế biến thì ngoài bộ hồ sơ khai hải quan. Công ty phải xuất trình thêm bộ hồ sơ lâm sản hợp pháp theo quy định tại Khoản 1 điều 17 thông tư 01/2012/TT – BNNPTNT ngày 04/01/2012.

Hồ sơ chứng minh nguồn gốc lâm sản gồm:

* Nếu mua từ nhà máy chế biến gỗ trong nước:

  • Hóa đơn bán hàng theo quy định của bộ tài chính.
  • Bảng kê lâm sản có xác nhận của cơ quan kiểm lâm sở tại.

* Nếu mua từ người nông dân:

  • Bảng kê lâm sản có xác nhận của địa phương như ủy ban nhân dân phường, xã.

* Nếu nhập gỗ nguyên liệu từ nước ngoài.

  • Đồ nội thất gỗ tự nhiên có nguồn gốc là nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài, sau đó sản xuất, gia công lại thành các sản phẩm như bàn, ghế, tủ, … Để có thể xuất khẩu hàng nội thất này, chúng ta cần nộp tờ khai lúc nhập khẩu gỗ nguyên liệu.

Chứng từ xuất khẩu nội thất gỗ tự nhiên: 

  • Tờ khai nhập khẩu ( nếu gỗ nguyên liệu là gỗ nhập khẩu )
  • Hóa đơn đầu vào khi mua nguyên liệu gỗ tự nhiên từ nhà máy.
  • Bản kê lâm sản.
  • Invoice (hóa đơn thương mại)
  • Packing list (phiếu đóng gói hàng hóa)
  • Contract (hợp đồng)
  • Bill of Lading (vận đơn)
  • Fumigation (chứng thư hun trùng)
Chính sách xuất khẩu đồ nội thất bằng gỗ
Chính sách xuất khẩu đồ nội thất bằng gỗ

Thủ tục xuất khẩu hàng nội thất gỗ công nghiệp

Mặt hàng nội thất làm bằng gỗ công nghiệp (MCF, MDF, …) thì thủ tục xuất khẩu sẽ như xuất khẩu hàng hóa thông thường được quy định theo thông tư 38/2015/TT- BTC. Mặt hàng này không nằm trong danh mục cấm xuất nhập khẩu.

Chứng từ xuất khẩu nội thất gỗ công nghiệp:

  • Invoice (hóa đơn thương mại)
  • Packing list (phiếu đóng gói hàng hóa)
  • Contract (hợp đồng)
  • Bill of Lading (vận đơn)
  • Fumigation (chứng thư phun trùng)

Lưu ý nếu hàng đóng kiện gỗ, hoặc pallet gỗ, chúng ta cần phải phun trùng cho các loại gỗ chưa qua xử lý.

Thủ tục hải quan xuất khẩu đồ gỗ nội thất tại cửa khẩu xuất

Bước 1: Căn cứ vào thông tin trên bộ chứng từ thương mại trên, doanh nghiệp sẽ khai báo hải quan xuất khẩu trên hệ thống theo quy định hiện hành. Việc kê khai này hiện được thực hiện qua phần mềm hải quan điện tử ECUS5-VNACCS, tức là được khai và truyền dữ liệu qua mạng internet.

Bước 2: Sau khi truyền tờ khai bằng phần mềm, doanh nghiệp cần in tờ khai cùng bộ chứng từ giấy để tới chi cục hải quan để đăng ký tờ khai, tùy theo kết quả phân luồng tờ khai là Luồng xanh, Luồng vàng, hay Luồng đỏ:

  • Luồng xanh thì hệ thống tự động thông quan trực tiếp chỉ cần thanh lý tờ khai vô sổ tàu xuất.
  • Luồng vàng mang hồ sơ giấy cho hải quan kiểm tra, rồi thông quan.
  • Luồng đỏ vừa kiểm tra hồ sơ giấy vừa kiểm tra thực tế hàng hóa và thông quan.

Thủ tục xác nhận nguồn gốc gỗ trước khi xuất khẩu

Như chúng tôi đã đề cập ở trên, chứng nhận nguồn gốc gỗ hợp pháp là giấy tờ cực kỳ quan trọng trong thủ tục xuất khẩu gỗ ra nước ngoài. Xác nhận nguồn gốc gỗ trước khi xuất khẩu là nội dung đã được quy định rõ trong Nghị định 102/2020/NĐ-CP. Theo đó:

+ Đối tượng tiến hành xác nhận: Các doanh nghiệp thuộc nhóm I là chủ lô hàng gỗ xuất khẩu. Lưu ý, đối với những lô hàng gỗ có nguồn gốc từ rừng trong nước khi suất ra các nước hay khu vực ngoài EU thì được miễn xác nhận này.

+ Cơ quan tiến hành xác nhận: Cơ quan kiểm lâm sở tại cấp huyện trở lên sẽ có nhiệm vụ xác nhận nguồn gốc gỗ mà doanh nghiệp sở hữu.

+ Hồ sơ xác nhận nguồn gốc gỗ xuất khẩu hợp pháp bao gồm: mẫu được in theo mẫu 04 phụ lục I, bản kê gỗ xuất khẩu được lập bởi chủ lô hàng, in theo mẫu 05 hoặc 06 Phụ lục I của nghị định 102/2020/NĐ-CP. 

+ Bản sao hồ sơ gỗ nhập khẩu. Điều này đã được quy định rõ trong Điều 7 Nghị định 102/2020/NĐ-CP. Có thêt thay thế giấy tờ này bằng hồ sơ nguồn gốc gỗ khai thác tại Việt Nam.

Lưu ý khi làm thủ tục xuất khẩu đồ gỗ nội thất

Ngoài ra các doanh nghiệp cũng cần nghiên cứu, tìm hiểu thêm các quy định, kiểm tra chất lượng…mà nước nhập khẩu yêu cầu. Và làm các chứng từ khác như:\

* Làm giấy chứng nhận xuất xứ (CO – Certificate of Origin): Chứng nhận nguồn gốc gỗ hợp pháp là giấy tờ cực kỳ quan trọng trong thủ tục xuất khẩu gỗ ra nước ngoài. Xác nhận nguồn gốc gỗ trước khi xuất khẩu là nội dung đã được quy định rõ trong Nghị định 102/2020/NĐ-CP. Theo đó:

  • Đối tượng tiến hành xác nhận: Các doanh nghiệp thuộc nhóm I là chủ lô hàng gỗ xuất khẩu. Lưu ý, đối với những lô hàng gỗ có nguồn gốc từ rừng trong nước khi suất ra các nước hay khu vực ngoài EU thì được miễn xác nhận này.
  • Cơ quan tiến hành xác nhận: Cơ quan kiểm lâm sở tại cấp huyện trở lên sẽ có nhiệm vụ xác nhận nguồn gốc gỗ mà doanh nghiệp sở hữu.
  • Hồ sơ xác nhận nguồn gốc gỗ xuất khẩu hợp pháp bao gồm: mẫu được in theo mẫu 04 phụ lục I, bản kê gỗ xuất khẩu được lập bởi chủ lô hàng, in theo mẫu 05 hoặc 06 Phụ lục I của nghị định 102/2020/NĐ-CP.
  • Bản sao hồ sơ gỗ nhập khẩu. Điều này đã được quy định rõ trong Điều 7 Nghị định 102/2020/NĐ-CP. Có thêt thay thế giấy tờ này bằng hồ sơ nguồn gốc gỗ khai thác tại Việt Nam. 
Lưu ý khi xuất khẩu đồ gỗ nội thất
Lưu ý khi xuất khẩu đồ gỗ nội thất

* Chứng nhận hun trùng (Fumigation Certificate)

Đóng gói và vận chuyển sản phẩm khi xuất khẩu đồ gỗ nội thất

Quãng đường vận chuyển các sản phẩm đồ gỗ nội thất từ Việt Nam sang các nước EU, Mỹ thường rất xa và đa phần sử dụng vận phương thức vận chuyển bằng đường biển. Nên nếu đóng gói không kỹ hàng đồ gỗ nội thất thì sẽ rất dễ bị ẩm ướt ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

Ngoài ra, nhãn dán trên sản phẩm cũng phải thể hiện rõ các thông tin như: Tên sản phẩm hoặc tên nhà sản xuất, địa chỉ nhà sản xuất, kích thước, trọng lượng của sản phẩm,…

Trên đây là toàn bộ nội dung chi tiết về Thủ Tục Xuất Khẩu Đồ Gỗ Nội Thất. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp đến số điện thoại đường dây nóng hoặc truy cập website chính thức của TTHQSaiGon hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được giải đáp thắc mắc và tư vấn miễn phí về thủ tục xuất khẩu đồ gỗ nội thất. Sự hài lòng của quý khách là thành công của chúng tôi!

Truy cập Fanpage và Group facebook XUẤT NHẬP KHẨU HCM để cập nhật các thông tin mới nhất về xuất nhập khẩu:

Fanpage: https://www.facebook.com/xuatnhapkhauhcm/

Group: https://www.facebook.com/groups/1073402229658531/

Khắc – TTHQSaiGon

Liên hệ:

Skype: khac5579

SĐT: 0949 63 53 89 / 0896 44 44 66

Email: tthqsaigon@tthqsaigon.net

www.tthqsaigon.net

Where there is a will, there is a way.!!!

Liên Quan:

THỦ TỤC NHẬP KHẨU BÌNH HOA PHA LÊ

CÁC BƯỚC NHẬP KHẨU XE NÂNG TAY

THỦ TỤC NHẬP KHẨU CÁNH TAY ROBOT

THỦ TỤC XUẤT KHẨU HẠT MAC-CA

THỦ TỤC XUẤT KHẨU DÂY LỤC BÌNH

    Hỏi giá nhanh







    One thought on “Thủ tục xuất khẩu đồ gỗ nội thất – chương 94

    1. Pingback: HS code 9401 - Thủ tục nhập khẩu ghế văn phòng | tthqsaigon.net

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    0896444466
    icons8-exercise-96 chat-active-icon