Hướng Dẫn Thử Nghiệm Hiệu Suất Năng Lượng Đèn LED 2022

Hiệu suất năng lượng đèn led

Thử nghiệm Hiệu suất năng lượng Đèn LED đang được các nhà nhập khẩu quan tâm vì từ ngày 1/1/2020, doanh nghiệp bắt buộc phải Thử nghiệm Hiệu suất năng lượng và Công bố Dán nhãn Năng lượng Đèn LED. Dưới đây là những điều cần biết về việc Thử nghiệm hiệu suất năng lượng đèn LED mà TTHQSaiGon muốn chia sẻ với các bạn!

1) Khi nào doanh nghiệp bắt buộc phải Thử nghiệm Hiệu suất năng lượng Đèn LED và Công bố Dán nhãn Năng lượng cho Đèn LED?

Nội dung bài viết

Căn cứ vào mức Hiệu suất Năng Lượng tối thiểu đối với danh mục phương tiện, thiết bị bắt buộc dán Nhãn Năng Lượng theo quy định và lộ trình thực hiện (Quyết Định số 04/2017/QĐ-TTG).

  • Tại khoản 1, Điều 1, Quyết Định số 04/2017/QĐ-TTG có ghi rõ Đèn LED thuộc Danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng và áp dụng hiệu suất năng lượng tối thiểu.
  • Trích dẫn điểm b, Khoản 1, Điều 2 Quyết Định số 04/2017/QĐ-TTG quy định về Lộ trình thực hiện dán nhãn năng lượng có ghi “Thực hiện dán nhãn năng lượng tự nguyện đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2019 đối với: Sản phẩm đèn LED, bình đun nước nóng có dự trữ”

=> Điều này có nghĩa là doanh nghiệp được phép Thử nghiệm Hiệu suất Năng lượng Đèn LED và Dán nhãn Năng lượng Đèn LED tự nguyện đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2019. Từ 1/1/2020, doanh nghiệp bắt buộc phải Thử nghiệm Hiệu suất Năng lượng và Công bố Dán nhãn Năng lượng cho Đèn LED.

2) Bộ Công Thương có văn bản nào hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện Công bố Dán nhãn Năng lượng cho Đèn LED không?

Ngày 27 tháng 12 năm 2018, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 4889/QĐ-BCT Quyết định Công bố Tiêu chuẩn tiêu chuẩn kỹ thuật và ban hành hướng dẫn công bố hiệu suất và dán nhãn năng lượng áp dụng cho chương trình dán nhãn năng lượng đối với sản phẩm đèn chiếu sáng LED. Trong đó có quy định Phạm vi áp dung, tiêu chuẩn thử nghiệm, đối tượng phải thực hiện thủ tục dán nhãn năng lượng, cũng như các yêu cầu kỹ thuật đối với đèn chiếu sáng LEB tham gia chương trình dán nhãn năng lượng…

dan-nhan-nang-luong-den-led
Hiệu suất năn lượng đèn led và dán nhãn năng lượng

3) Đèn LED loại nào thuộc theo Chương trình dán nhãn năng lượng Quốc Gia?

Căn cứ vào Quyết định số 4889/QĐ-BCT, tại Điều 2 Chương I có quy định tiêu chuẩn thử nghiệm hiệu suất năng lượng đèn chiếu sáng LED dán nhãn năng lượng là:

  • TCVN 11844:2017 Về Đèn LED – Hiệu Suất Năng Lượng
  • TCVN 11843:2017 Phương Pháp Thử Bóng Đèn LED, Đèn Điện LED, Môđun LED

Trích dẫn từ Mục 1 (Phạm vi áp dụng) của TCVN 11844:2017 có quy định:

“Tiêu chuẩn này quy định mức hiệu suất năng lượng cho các bóng đèn LED có balát lắp liền có đầu đèn E27 và B22 và bóng đèn LED hai đầu được thiết kế để thay thế bóng đèn huỳnh quang dạng ống có đầu đèn G5 VÀ G13, sử dụng cho mục đích thông dụng, có công suất đến 60 W, điện áp danh định không quá 250 V.”

Vì vậy Đèn LED thuộc chương trình dán nhãn năng lượng phải thỏa mãn đủ 3 yếu tố sau:

  • Đèn LED có mã đầu đèn là 1 trong những mã đầu đèn sau: E27, B22, G5 và G13
  • Đèn LED có công suất đến 60 W
  • Đèn LED có điện áp danh định không quá 250 V

Nếu đèn Led thiếu ít nhất 1 trong 3 tiêu chí trên sẽ thuộc chương trình dán nhãn năng lượng tự nguyện và không bắt buộc phải thực hiện công bố và dán nhãn.

E27 B22 G5 G13
Hiệu suất năng lượng Đèn LED

 

4) Đối với đèn chiếu sáng LED tham gia Chương trình dán nhãn năng lượng phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật gì?

Theo mục 5, chương II, Quyết Định 4889/QĐ-BCT – Yêu cầu kỹ thuật đối với đèn chiếu sáng LED tham gia chương trình dán nhãn năng lượng quy định:

Yêu cầu kỹ thuật đối với đèn chiếu sáng led tham gia chương trình dán nhãn năng lượng gồm: 

5.1. Công suất: Giá trị trung bình đo được không được vượt quá 108% giá trị danh định. Giá trị đo được của tất cả các mẫu không được lớn hơn 115% nhưng không nhỏ hơn 85% giá trị danh định.

5.2. Quang thông đèn: Giá trị trung bình đo được không được nhỏ hơn 90% giá trị danh định, và giá trị đo được của tất cả các mẫu phải lớn hơn hoặc bằng 85% giá trị danh định.

5.3. Tuổi thọ tối thiểu là: 12.000h

5.4. Yêu cầu về an toàn

Các sản phẩm tham gia chương trình dán nhãn năng lượng phải đảm bảo các yêu cầu về an toàn theo quy định hiện hành:

5.5. Hiệu suất năng lượng

Hiệu suất năng lượng được tính bằng tỷ số giữa quang thông ban đầu đo được và công suất ban đầu đo được.

Đối với các bóng đèn LED có balát lắp liền có đầu đèn E27 và B22 và bóng đèn LED hai đầu được thiết kế để thay thế bóng đèn huỳnh quang dạng ống có đầu đèn G5 và G13, mức hiệu suất năng lượng không được thấp hơn mức quy định trong Bảng 1 và Bảng 2

Thử nghiệm hiệu suất năng lượng đèn led
Thử nghiệm hiệu suất năng lượng đèn led

Bảng 1. Giá trị hiệu suất sáng đối với bóng đèn LED có balát lắp liền

Mức hiệu suất năng lượng

Hiệu suất sáng ban đầu (lm/W)

Nhiệt độ màu ≥ 4 000

Nhiệt độ màu < 4 000

MEPS

70

60

Bảng 2. Giá trị hiệu suất sáng đối với bóng đèn LED hai đầu

Mức hiệu suất năng lượng

Hiệu suất sáng ban đầu (lm/W)

Nhiệt độ màu ≥ 4 000

Nhiệt độ màu < 4 000

MEPS

90

80

Các loại đèn LED khác: Không quy định mức hiệu suất năng lượng tối thiểu.

Ngoài ra, theo Mục 4 – TCVN 11844:2017, Đèn LED cần đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật sau:

  • Công suất ban đầu: Giá trị trung bình đo được không được vượt quá 107,5 % giá trị danh định & Giá trị đo được của tất cả các mẫu không được lớn hơn 110 % nhưng không nhỏ hơn 90 % giá trị danh định
  • Quang thông ban đầu: Giá trị trung bình đo được không được nhỏ hơn 92,5 % giá trị danh định, và giá trị đo được của tất cả các mẫu phải lớn hơn hoặc bằng 90 % giá trị danh định
  • Hiệu suất năng lượng: Giá trị trung bình tính được của tất cả các mẫu phải lớn hơn hoặc bằng các giá trị quy định trong Bảng 1 và Bảng 2 tương ứng.
  • Chỉ số thể hiện màu (CRI): Chỉ số thể hiện màu danh định phải lớn hơn hoặc bằng 80 & Giá trị đo được của tất cả các mẫu phải lớn hơn hoặc bằng giá trị danh định trừ đi 3.
  • Hệ số duy trì quang thông: Giá trị quang thông đo được ở thời điểm 25 % tuổi thọ danh định (với tối đa là 6000 h) không được nhỏ hơn giá trị quang thông liên quan đến hệ số duy trì quang thông danh định ứng với tuổi thọ lớn nhất được nhà chế tạo hoặc đại lý được ủy quyền xác định và cung cấp
  • Tuổi thọ: Nhà chế tạo phải công bố tuổi thọ của sản phẩm, với giá trị tối thiểu là 20000 h.

5) Để Thử nghiệm Hiệu suất Năng lượng Đèn LED doanh nghiệp cần mang bao nhiêu mẫu đến Phòng thử nghiệm để test?

Theo Bảng 1, Mục 4.1 – TCVN 11844:2017, số lượng mẫu thử nghiệm điển hình nhỏ nhất là 5 mẫu.

Vì vậy để thử nghiệm Hiệu suất Năng lượng Đèn LED doanh nghiệp cần mang tối thiểu 5 mẫu đến Phòng thử nghiệm để thực hiện Thử nghiệm Hiệu suất năng lượng cho Đèn LED.

==>> Theo quy định là vậy nhưng một số phòng thử nghiệm sẽ yêu cầu ít hơn tùy thuộc vào loại đèn led của bạn nữa (có thể từ 2-4 mẫu).

6) Phí Thử nghiệm Hiệu suất Năng lượng Đèn LED?

Tùy theo từng loại đèn led mà có chi phí thử nghiệm khách nhau. Nếu bạn chưa rõ loại đèn led mà công ty bạn sự định nhập có phải kiểm tra hiệu suất năng lượng hay không và chi phíthử nghiệm là bao nhiêu hãy liên hệ ngay với TTHQSaiGon qua số 0949 63 53 89 để được kiểm tra và báo giá nhé.

7) Thời gian Thử nghiệm Hiệu suất Năng lượng Đèn LED?

Thời gian thử nghiệm sẽ phụ thuộc vào từng đơn vị bạn muốn thử nghiệm, thông thường sẽ từ 2 – 10 ngày/ model. Tuy nhiên, còn phụ thuộc vào phòng thử nghiệm có nhiều mẫu cần thực hiện thì thời gian có thể lâu hơn so với dự kiến. 

Cấu tạo đèn led

8) 14 Thông Tin Bắt Buộc Thể Hiện Trên Bao Bì Đèn LED?

 Theo Mục 7, Chương II, Quyết định số 4889/QĐ-BCT, tất cả các sản phẩm đèn chiếu sáng LED đăng ký tham gia chương trình dán nhãn năng lượng, trên bao bì sản phẩm Đèn LED bắt buộc phải thể hiện 14 thông tin sau đây:

1) Hãng sản xuất

2) Model

3) Xuất xứ

4) Công suất (W)

5) Điện áp (V)

6) Tần số (Hz)

7) Quang thông (lm)

8) Các chỉ số CCT, CRI (áp dụng đối với môđun, bóng đèn LED phát ra ánh sáng trắng)

9) Nhiệt độ màu (°K)

10) Tuổi thọ: tính theo giờ (h)

11) Hiệu suất năng lượng (lm/W)

12) Hệ số công suất

13) Điện năng tiêu thụ sau 1000 giờ: (kWh)

14) Thời gian bảo hành: (năm)

Ngoài ra, Bộ Công Thương cũng nêu rõ Việc bố trí nhãn năng lượng và các thông tin trên vỏ, bao bì sản phẩm phải đầy đủ các thông số kỹ thuật nêu trên và các thông số phải được đặt gần nhau.

9) Đăng ký dán nhãn năng lượng

Trường hơp đăng ký mới:

Bước 1: Lập hồ sơ đăng ký

Trước khi đưa phương tiện, thiết bị ra thị trường, doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu phương tiện, thiết bị đó phải lập 01 bộ hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng và gửi về Bộ Công Thương.

Bước 2: Đăng ký

Doanh nghiệp đăng ký dán nhãn năng lượng được lựa chọn hình thức gửi hồ sơ qua mạng internet tại Trang thông tin điện tử của Bộ Công Thương hoặc gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện về Bộ Công Thương. Trường hợp các hồ sơ, tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải dịch sang tiếng Việt và có công chứng.

Bước 3: Sau đăng ký

Sau khi nộp hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng đến Bộ Công Thương, doanh nghiệp được tự thực hiện việc dán nhãn năng lượng phù hợp với thông tin trong Giấy công bố dán nhãn năng lượng cho sản phẩm đã đăng ký. Doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực đối với các thông tin đã công bố trong Giấy công bố dán nhãn năng lượng và thông tin hiển thị trên nhãn năng lượng.

Trường hợp đăng ký dán nhẵn năng lượng lại:

         Doanh nghiệp phải đăng ký dán nhãn năng lượng lại khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

– Tiêu chuẩn đánh giá thay đổi;

–  Phương tiện, thiết bị đã được đăng ký dán nhãn năng lượng có những thay đổi về mức tiêu thụ năng lượng.

         Nội dung và thủ tục đăng ký dãn nhãn năng lượng lại như quy định tại bước 1 đến bước 3 đã nêu.

Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở hoặc qua đường bưu điện hoặc gửi hồ sơ qua mạng internet tại Trang thông tin điện tử của Bộ Công Thương

Xem thêm các thông tin mới về xuất nhập khẩu, chính sách xuất khẩu hàng, nhập khẩu hàng qua fanpage hay group facebook XUẤT NHẬP KHẨU HCM nhé:

Fanpage: https://www.facebook.com/xuatnhapkhauhcm/

Group: https://www.facebook.com/groups/1073402229658531/

Nguồn: Khắc – TTHQSaiGon

Liên hệ:

Skype: khac5579

SĐT: 0949 63 53 89 / 0348 0000 69

Email: tthqsaigon@tthqsaigon.net

www.tthqsaigon.net

Where there is a will, there is a way.!!!

Liên quan:

3 CÁCH TÍNH TRỌNG LƯỢNG QUY ĐỔI

NỘI DUNG INCOTERMS 2020

CÁC BƯỚC XIN CẤP CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ Ở VIỆT NAM

THỦ TỤC NHẬP KHẨU NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT PHÂN BÓN

THỦ TỤC NHẬP KHẨU VỎ THÔNG

DANH SÁCH CHỮ KÝ C/O FORM E DO 39 PHÒNG CẤP C/O CỦA HẢI QUAN TRUNG QUỐC

XIN GIẤY PHÉP NHẬP KHẨU SẢN PHẨM CÓ CHỨA MẬT MÃ DÂN SỰ (MMDS)

    Hỏi giá nhanh







    3 thoughts on “Hướng Dẫn Thử Nghiệm Hiệu Suất Năng Lượng Đèn LED 2022

    1. Pingback: Các loại đèn LED bắt buộc phải dán nhãn năng lượng từ 01/01/2020 | tthqsaigon.net

    2. Pingback: Thủ tục nhập khẩu hóa chất 2022 | tthqsaigon.net

    3. Pingback: Quy Trình Làm Thủ Tục Hải Quan Hàng Tạm Nhập Tái Xuất Sang Nước Thứ 3 | tthqsaigon.net

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    0896444466
    icons8-exercise-96 chat-active-icon