Kiểm tra sau thông quan là gì?
Nội dung bài viết
Tại sao phải kiểm tra sau thông quan? Mục đích của việc kiểm tra sau thông quan để làm gì? Quy trình kiểm tra sau thông quan như thế nào?
Thông thường việc này được thực hiện sau khi các lô hàng đã được thông quan để kịp thời đưa hàng hóa vào thị trường hay tiếp tục sản xuất. Vì vậy việc kiểm tra sau thông quan nhằm xác thực lại tính trung thực về thông tin mà chủ hàng đã khai báo với cơ quan Hải quan.
Cùng tìm hiểu qua bài viết bên dưới nhé:
1. Kiểm tra sau thông quan là gì ?
Kiểm tra sau thông quan là hoạt động kiểm tra của cơ quan hải quan đối với hồ sơ hải quan, sổ kế toán, chứng từ kế toán và các chứng từ khác, tài liệu, dữ liệu có liên quan đến hàng hóa; kiểm tra thực tế hàng hóa trong trường hợp cần thiết và còn điều kiện sau khi hàng hóa đã được thông quan. (Căn cứ theo Điều 77 Luật hải quan năm 2014). Thời hạn kiểm tra sau thông quan là 05 năm kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan.
2. Mục đích của kiểm tra sau thông quan là gì?
Việc kiểm tra sau thông quan nhằm đánh giá tính chính xác, trung thực nội dung các chứng từ, hồ sơ mà người khai hải quan đã khai, nộp, xuất trình với cơ quan hải quan; đánh giá việc tuân thủ pháp luật hải quan và các quy định khác của pháp luật liên quan đến quản lý xuất khẩu, nhập khẩu của người khai hải quan.
Mục đích của việc kiểm tra sau khi thông quan của các doanh nghiệp, công ty là để kiểm tra việc chấp hành luật hải quan, luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu cũng như các quy định khác về xuất nhập khẩu, để ngăn chặn các hành vi gian lận, trốn thuế. Thông qua việc kiểm tra này, cơ quan hải quan có căn cứ để phát hiện, ngăn chặn tình trạng gian lận trốn thuế cũng như hành vi vi phạm luật hải quan và vi phạm chính sách mặt hàng.
Bên cạnh đó, việc đơn giản hóa thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi để thông quan nhanh, giải phóng hàng sớm, cũng dẫn đến nhiều bất cập, tạo ra lỗ hổng. Bởi vậy khâu hậu kiểm được coi là giải pháp để ngăn chặn các hành vi vi phạm luật hải quan, vi phạm chính sách khách hàng và gian lận trốn thuế.
Trong trường hợp hải quan nghi ngờ một vài nội dung nào đó trên tờ khai trong quá trình làm thủ tục, nhưng lại chưa đủ cơ sở để bác bỏ về giá trị khai báo. Bởi vậy, cơ quan hải quan sẽ thông báo cho công ty, doanh nghiệp lựa chọn một trong hai hình thức:
– Có thể làm tham vấn giá ngay.
– Không tham vấn giá mà để kiểm tra sau.
Như vậy, mục đích của việc kiểm tra sau khi thông quan chủ yếu là để đảm bảo số liệu trên tờ khai là hợp lý, hợp lệ và doanh nghiệp không khai sai để trốn thuế.
3. Vai trò của kiểm tra sau thông quan
– Kiểm tra sau thông quan là một trong những biện pháp nâng cao năng lực quản lí của cơ quan hải quan, thực hiện chống gian lận thương mại có hiệu quả, đồng thời tạo điều kiện thông quan nhanh, góp phần tích cực phát triển giao lưu thương mại quốc tế, cải thiện môi trường đầu tư, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong cộng đồng doanh nghiệp
– Kiểm tra sau thông quan còn là một trong những biện pháp góp phần đảm bảo thực hiện nghiêm chỉnh và có hiệu quả pháp luật hải quan và các văn bản pháp luật có liên quan đến lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa, đặc biệt nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật của cộng đồng doanh nghiệp
– Đảm bảo ngăn chặn tình trạng thất thu ngân sách, giảm chi phí quản lí về hải quan, giảm thiểu rủi ro cho các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật hải quan
– Kiểm tra sau thông quan tác động tích cực trở lại với hệ thống quản lí của cơ quan hải quan thông qua việc nhận biết và xử lí các rủi ro tiềm ẩn của hệ thống.
– Thông qua hoạt động kiểm tra sau thông quan có thể dẫn tới mở rộng phạm vi kiểm tra tiếp theo khi cần thiết trong nhiều lĩnh vực khác, như kiểm tra chế độ giấy phép, về hạn ngạch, về xuất xứ hàng hóa, về chống bán phá giá…
– Kiểm tra sau thông quan là một công cụ hiệu quả đối với công tác kiểm tra, giám sát của hải quan, bởi thông qua nghiệp vụ này cơ quan hải quan được khá đầy đủ thông tin về giao dịch có liên quan được phản ánh trong hệ thống sổ sách kế toán và báo cáo tài chính của các doanh nghiệp
– Kiểm tra sau thông quan cho phép cơ quan hải quan áp dụng đơn giản hóa các biện pháp giám sát, quản lí trên cơ sở hiện đại hóa hải quan nhưng vẫn đảm bảo chức năng quản lí nhà nước về hải quan.
4. Các trường hợp kiểm tra sau thông quan
Các trường hợp kiểm tra sau thông quan gồm:
1. Kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan và quy định khác của pháp luật liên quan đến quản lý xuất khẩu, nhập khẩu.
2. Đối với các trường hợp không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này thì việc kiểm tra sau thông quan được thực hiện trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro.
3. Kiểm tra việc tuân thủ pháp luật của người khai hải quan.
5. Phạm vi và nội dung kiểm tra
Phạm vi: Theo quy định, cơ quan hải quan sẽ kiểm tra tất cả các chứng từ, sổ sách trong thời gian 5 năm về trước kể từ ngày ghi trên quyết định KTSTQ. Ngoài ra, cơ quan hải quan có thể yêu cầu các chứng từ trong giai đoạn trước thời điểm 5 năm nếu như không đủ căn cứ để đưa ra các con số cụ thể.
Nội dung: Cơ quan hải quan sẽ tiến hành kiểm tra các nội dung sau: chứng từ của bộ phận kế toán, bộ phận kho, bộ phận xuất nhập khẩu, sản xuất cùng một số nội dung có trên quyết định KTSTQ.
6. Địa điểm và thời gian thực hiện kiểm tra
Hoạt động kiểm tra sau khi thông quan có thể được thực hiện tại các địa điểm sau đây (Tham khảo thêm tại điều 78, điều 79 Luật Hải Quan 2014) :
– Tại trụ sở Chi cục Hải quan (nơi khai báo hải quan)
– Tại trụ sở Chi cục Kiểm tra sau thông quan
– Tại trụ sở người khai hải quan (doanh nghiệp)
Thời gian thực hiện kiểm tra được quy định cụ thể như sau:
– Thời hạn kiểm tra tại trụ sở Chi cục Hải quan, Chi cục KTSTQ theo quyết định kiểm tra, tuy nhiên tối đa không qúa 05 (năm) ngày làm việc.
– Thời hạn kiểm tra tại trụ sở người khai hải quan theo quyết định kiểm tra và tối đa không quá 10 (mười) ngày làm việc.
7. Quy trình kiểm tra sau thông quan
Quy trình kiểm tra sau thông quan quy định trình tự, thủ tục, hồ sơ và nội dung tiến hành các bước công việc từ thu thập thông tin, xác định đối tượng kiểm tra, thực hiện kiểm tra, xử lý kết quả kiểm tra và giải quyết các công việc có liên quan đến kết quả kiểm tra của cơ quan hải quan, công chức/nhóm công chức hải quan thực hiện kiểm tra sau thông quan.
Quy trình kiểm tra sau thông quan bao gồm 8 bước như sau:
- Bước 1: Thu thập, phân tích, nhận định thông tin.
- Bước 2: Đề xuất kiểm tra theo dấu hiệu, rủi ro
- Bước 3: Người có thẩm quyền quyết định
- Bước 4: Thực hiện kiểm tra
- Bước 5: Báo cáo kết quả kiểm tra
- Bước 6: Kết luận kiểm tra
- Bước 7: Quyết định xử lý kết quả kiểm tra
- Bước 8: Cập nhật phản hồi hệ thống và lưu trữ
Các quy trình bạn có thể theo dõi theo các hình ảnh dưới đây:
Tìm hiểu chi tiết hơn về 8 bước trong quy trình kiểm tra sau thông quan bạn nhé:
Bước 1: Thu Thập, Phân Tích, Nhận Định Thông Tin.
Thu thập thông tin là hoạt động nghiệp vụ thường xuyên của công chức/nhóm công chức thực hiện trong quy trình kiểm tra sau thông quan. Nguồn thông tin thường được thu thập từ hệ thống cơ sở dữ liệu hải quan hoặc thu thập thông tin bằng văn bản từ người khai hải quan.
Khi này người thu thập thông tin sẽ ưu tiên các nguồn dữ liệu trên các hệ thống trên các cơ sở dữ liệu và hoạt động nghiệp vụ của ngành hải quan. Nếu kết quả thu thập thông tin từ cơ quan hải quan có dấu hiệu rủi ro nhưng chưa đầy đủ, rõ ràng thì sẽ tiến hành thu thập thêm thông tin từ người khai hải quan.
Trên cơ sở các nguồn thông tin, nội dung thông tin thu thập được, công chức/nhóm công chức thực hiện phân loại hồ sơ, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo các các mức độ rủi ro khác nhau.
Đối với trường hợp được phân loại có mức độ rủi ro cao, công chức/nhóm công chức thực hiện tra cứu, rà soát thông tin, dữ liệu trong hệ thống thông tin quản lý tờ khai hải quan (đã được thông quan trong thời hạn 5 năm) từ đó thực hiện lựa chọn đề xuất kiểm tra.
Bước 2: Đề Xuất Kiểm Tra Theo Dấu Hiệu, Rủi Ro
Sau khi thực hiện phân tích thông tin, nhóm công chức sẽ tiến hành lựa chọn đối tượng kiểm tra. Lựa chọn đối tượng kiểm tra sau thông quan tại trụ sở chi cục Hải quan và trụ sở chi cục Kiểm tra sau thông quan.
Đối với kiểm tra tại chi cục Hải quan, những trường hợp thường được lựa chọn kiểm như: hàng hóa luồng xanh chưa được kiểm tra thực tế trước đó, trường hợp có dấu hiệu vi phạm, có rủi ro thuế.
Bước 3: Người Có Thẩm Quyền Quyết Định
Người có thẩm quyền ký ban hành Quyết định kiểm tra theo quy định tại Điều 144 Thông tư 38/2015/TT-BTC xem xét đề xuất của công chức/nhóm công chức về dấu hiệu vi phạm, dấu hiệu rủi ro, kế hoạch được giao để phê duyệt nội dung đề xuất và ký ban hành Quyết định kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan hải quan/trụ sở người khai hải quan theo mẫu số 01/2015-KTSTQ (Đoàn kiểm tra/nhóm kiểm tra phải có ít nhất 2 người).
Quyết định kiểm tra phải có số, ký hiệu, phải được đơn vị mở sổ theo dõi từ khi phát hành đến khi cập nhật xong kết quả xử lý vụ việc.
Bước 4: Thực Hiện Kiểm Tra
Căn cứ Quyết định kiểm tra đã được ký, Trưởng đoàn kiểm tra họp đoàn kiểm tra phân công việc chuẩn bị, lập kế hoạch kiểm tra chi tiết:
-Phạm vi kiểm tra; nội dung kiểm tra; thời gian kiểm tra; dự kiến những công việc phải làm; phân công nhiệm vụ cho các thành viên của đoàn kiểm tra; dự kiến các tình huống và biện pháp xử lý tình huống; thông tin liên lạc; kế hoạch hậu cần,…) để tổ chức, thực hiện cuộc kiểm tra.
a) Công Bố Quyết Định Kiểm Tra
Nội dung công bố gồm: trách nhiệm, quyền hạn của trưởng đoàn và các thành viên đoàn kiểm tra, quyền và nghĩa vụ của người khai hải quan theo quy định pháp luật;
Yêu cầu người khai hải quan kiểm tra lại nội dung của Quyết định trước khi tiếp nhận Quyết định kiểm tra;
Những công việc người khai hải quan phải làm và những gì phải cung cấp; bản quyết định được trao cho người có thẩm quyền đại diện cho người khai hải quan
b) Ký Biên Bản Công Bố Quyết Định Kiểm Tra
Việc công bố quyết định kiểm tra được lập thành Biên bản công bố Quyết định kiểm tra theo mẫu số 09/2015-KTSTQ tại phiên/ngày làm việc đầu tiên tại trụ sở người khai hải quan.
Người công bố quyết định kiểm tra và người đại diện có thẩm quyền của người khai hải quan cùng ký vào Biên bản công bố (người khai hải quan đồng thời đóng dấu trên Biên bản công bố).
c) Tiến Hành Kiểm Tra
Có 2 hình thức kiểm tra sau thông quan là tại Trụ sở cơ quan Hải quan và tại Trụ sở doanh nghiệp. Việc lựa chọn hình thức kiểm tra phụ thuộc vào Cơ quan Hải quan quyết định.
- Tại Trụ sở cơ quan Hải quan:
Thời gian kiểm tra kéo dài tối đa 5 ngày. Nhóm kiểm tra sẽ làm rõ nội dung kiểm tra, các dấu hiệu nghi vấn, yêu cầu người khai hải quan giải trình, làm rõ và cung cấp chứng từ, tài liệu chứng minh.
Khi người khai hải quan có ý kiến giải trình về những vấn đề liên quan đến nội dung kiểm tra thì giải trình bằng văn bản, hồ sơ, tài liệu (được người đại diện có thẩm quyền của doanh nghiệp ký, đóng dấu), kèm dữ liệu điện tử (nếu có) chứng minh nội dung giải trình.
- Tại Trụ sở doanh nghiệp:
Thời gian kiểm tra kéo dài tối đa 10 ngày. Việc kiểm tra, lập biên bản, ký biên bản, các hồ sơ tài liệu cần thiết người khai hải quan phải cung cấp, xuất trình được thực hiện theo kế hoạch kiểm tra và chỉ đạo, điều hành của Trưởng đoàn kiểm tra.
Trong thời gian thực hiện quyết định kiểm tra, nếu phát hiện các tình tiết mới cần phải xác minh thì Trưởng đoàn thực hiện việc xác minh hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền ký văn bản, triển khai thực hiện kiểm tra phân công người khác xác minh theo đề nghị của Trưởng đoàn kiểm tra.
Bước 5: Báo Cáo Kết Quả Kiểm Tra
Sau khi kết thúc thời gian kiểm tra, trong thời hạn tối đa 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày hết thời hạn kiểm tra.
Nhóm kiểm tra/đoàn kiểm tra lập báo cáo, đề xuất xử lý kết quả kiểm tra theo các trường hợp quy định tại khoản 4, Điều 142 và khoản 4, Điều 143 Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
Người có thẩm quyền ký thông báo kết quả kiểm tra/kết luận kiểm tra có trách nhiệm chỉ đạo xử lý các công việc liên quan đến kết quả kiểm tra theo quy định.
Bước 6: Kết Luận Kiểm Tra
Dự thảo kết luận kiểm tra: Kết thúc kiểm tra, người có thẩm quyền kết luận kiểm tra có trách nhiệm chỉ đạo Đoàn kiểm tra lập dự thảo Bản kết luận kiểm tra tại trụ sở người khai hải quan
Bước 7: Quyết Định Xử Lý Kết Quả Kiểm Tra
Sau khi có kết quả sau kiểm tra, bộ phận chức năng sẽ thực hiện xử lý các công việc liên quan đến kết quả kiểm tra như quyết định ấn định thuế, Xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp có vi phạm, giải quyết kiểu nại, tham gia giải quyết tố tụng hình sự.
Bước 8: Cập Nhật Phản Hồi Hệ Thống Và Lưu Trữ
Trên đây là chi tiết các bước thực hiện quy trình kiểm tra sau thông quan. Trong quy trình này đa phần được thực hiện bởi các cơ quan chức năng của Cục Hải quan.
Vì vậy, về phía doanh nghiệp không cần phải quá lo lắng khi nhận quyết định KTSTQ, chỉ cần chuẩn bị đủ hồ sơ cần thiết và hợp tác thực hiện với nhóm kiểm tra
8. Tư vấn kiểm tra sau thông quan uy tín tại TTHQSaiGon
Công tác thực hiện kiểm tra sau thông quan là nghiệp vụ phức tạp. Nó cần nhiều nhiều thời gian, đòi hỏi kiến thức chuyên môn và nghiệp vụ vững vàng. Doanh nghiệp cần nắm vững quy định về hạch toán thể hiện nguồn gốc hàng hóa; lập phiếu ghi chép; phương thức thanh toán; chi phí giá vốn hàng hóa; chi phí cấu thành cùng nhiều nghiệp vụ phức tạp khác.
Vì vậy, nhiều doanh nghiệp đã gặp không ít khó khăn trong quá trình KTSTQ. Do đó, để đảm bảo doanh nghiệp của bạn chấp hành đầy đủ các quy định của luật hải quan, không bị xử phạt hay vi phạm các lỗi nên tìm một dịch vụ hỗ trợ uy tín. Tuy nhiên, điều này không hề dễ dàng.
Hiểu rõ được những khó khăn của các doanh nghiệp, TTHQSaiGon cung cấp dịch vụ tư vấn kiểm tra sau thông quan nhanh chóng, uy tín và trọn gói. Giờ đây KTSTQ không còn nỗi ám ảnh quá lớn. Bởi TTHQSaiGon sẽ phối hợp thật chặt chẽ với khách hàng, để quá trình thực hiện kiểm tra được diễn ra thuận lợi.
TTHQSaiGon cần khách hàng cung cấp
Mô hình hoạt động của doanh nghiệp; Loại hình kinh doanh; Tình hình sản xuất và kinh doanh;
Tình trạng hoạt động kế toán; Hệ thống kế toán; Các chứng từ kế toán; Hệ thống kho bãi; Giá trị hàng hóa;
Thông tin đơn vị xuất khẩu hàng hóa;
Danh mục các hàng hóa nhập khẩu và các giấy tờ và chứng từ có liên quan. Ví dụ như: Hợp đồng thương mại; Hóa đơn thương mại, vận đơn cùng tất cả chứng từ khách do đơn vị xuất khẩu phát hành;
9. Doanh nghiệp cần chuẩn bị gì trước kiểm tra sau thông quan?
Doanh nghiệp khi nhận được quyết định KTSTQ, cần lưu ý một số vấn đề sau để đảm bảo thời gian làm việc được nhanh chóng và thuận lợi:
– Cần đọc kỹ quyết định kiểm tra và đặc biệt lưu ý các thông tin sau: thời gian, địa điểm, nội dung kiểm tra.
– Cần xác định rõ các yêu cầu theo quyết định KTSTQ.
Thông thường, đối với các doanh nghiệp chế xuất, sản xuất hoặc gia công hàng xuất khẩu cần lưu ý chuẩn bị các hồ sơ, tài liệu, dữ liệu, dự liệu sau:
- Lập bảng kê danh sách tất cả các tờ khai hải quan phát sinh trong kỳ kiểm tra.
- Lập bảng kê danh sách tờ khai hải quan theo loại hình (như sản xuất xuất khẩu, gia công, tạm nhập-tái xuất…vv)
- Chuẩn bị bộ chứng từ khai báo hải quan (như: hợp đồng, hoá đơn thương mại, phiếu đóng gói, vận đơn, giấy chứng nhận xuất xứ,…) tương ứng với số lượng tờ khai theo danh sách thống kê.
- Định mức sản xuất hàng xuất khẩu, định mức gia công trong kỳ kiểm tra.
- Báo cáo xuất nhập tồn nguyên liệu, vật tư, bán thành phẩm dở dang, sản phẩm dở dang, sản phẩm tồn kho,… trong kỳ kiểm tra.
- Lập bảng thống kê khai báo HS code (mã hàng hoá) đối với toàn bộ hàng hoá xuất nhập khẩu trong kỳ kiểm tra.
- Biên bản kiểm kê hàng tồn kho đã được phản ánh trong báo cáo tài chính năm. Sổ sách, chứng từ kế toán theo dõi quá trình nhập kho, xuất kho, mua bán hàng hoá trong nước,…vv.
Trên đây, TTHQSaiGon đã chia sẻ đến bạn những thông tin xoay quanh việc kiểm tra sau thông quan, hy vọng sẽ giúp ích cho bạn. Trong trường hợp bạn cần tư vấn về KTSTQ, có thể liên hệ với chúng tôi qua SĐT 0949 63 53 89 để được hỗ trợ và giải đáp nhanh chóng.
Truy cập Fanpage và Group facebook XUẤT NHẬP KHẨU HCM để cập nhật các thông tin mới nhất về xuất nhập khẩu:
Fanpage: https://www.facebook.com/xuatnhapkhauhcm/
Group: https://www.facebook.com/groups/1073402229658531/
Nguồn: Khắc – TTHQSaiGon
Liên hệ:
Skype: khac5579
SĐT: 0949 63 53 89 / 0348 0000 69
Email: khac5579@gmail.com
Where there is a will, there is a way.!!!
Liên quan:
TỔNG HỢP CÁC WEBSITE TRA CỨU C/O VÀ THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN XUẤT NHẬP KHẨU NĂM 2022
MÃ ĐỊA ĐIỂM LƯU KHO VÀ DANH SÁCH CÁC HẢNG HÀNG KHÔNG Ở SÂN BAY
DỊCH VỤ XIN GIẤY PHÉP NHẬP KHẨU THỊT ĐÔNG LẠNH, MỰC ĐÔNG LẠNH
THỦ TỤC NHẬP KHẨU XE MÁY CHUYÊN DÙNG
CONTAINER PACKING LIST CỦA HẢNG TÀU 2022
Pingback: Đăng ký kiểm tra cơ sở sản xuất của doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu, gia công 2022 | tthqsaigon.net
Pingback: Quy định mới về xử lý hàng tồn đọng thuộc địa bàn hoạt động hải quan theo thông tư 203 | tthqsaigon.net
Pingback: Hồ sơ cần thiết cho kiểm tra sau thông quan 2022 | tthqsaigon.net
Pingback: Mức phạt vi phạm hành chính kiểm tra sau thông quan là bao nhiêu - 2022 | tthqsaigon.net
Pingback: Thủ tục nhập khẩu máy giặt 2022 | tthqsaigon.net
Pingback: 1 số mã loại hình xuất nhập khẩu thường dùng | tthqsaigon.net
Pingback: CÁC KÝ HIỆU TRONG BIỂU THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU 2020 | tthqsaigon.net
Pingback: CO cấp trước ngày tàu chạy có hợp lệ không? | tthqsaigon.net
Pingback: Thủ tục nhập khẩu thịt trâu đông lạnh 2023 | tthqsaigon.net