Xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ ở Việt Nam chỉ trong 2 bước

Xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ

Xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ ở Việt Nam chỉ trong 2 bước

Giấy chứng nhận xuất xứ (tiếng Anh: Certificate of Origin, thường viết tắt là C/O) là một tài liệu sử dụng trong thương mại quốc tế nhằm xác định quốc gia xuất xứ của hàng hóa. Vậy, có những loại giấy chứng nhận xuất xứ nào? Cơ chế chứng nhận xuất xứ hàng hóa của nước ta hiện nay?

1. Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) là gì?

Giấy chứng nhận xuất xứ (tiếng Anh: Certificate of Origin, thường viết tắt là C/O) là một tài liệu sử dụng trong thương mại quốc tế nhằm xác định quốc gia xuất xứ của hàng hóa.

C/O (Certificate of Origin) là giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cho hàng hóa xuất khẩu được sản xuất tại nước đó. C/O phải tuân thủ theo quy định của nước xuất khẩu và cả nước nhập khẩu theo quy tắc xuất xứ.

Mục đích của C/O là chứng minh hàng hóa có xuất xứ rõ ràng, hợp pháp về thuế quan và các quy định khác của pháp luật về Xuất nhập khẩu của cả hai nước: Nhập khẩu và xuất khẩu (hiểu nôm na rằng là đó không phải hàng lậu hay hàng trôi nổi không có nhà sản xuất rõ ràng).

Nếu là chủ hàng nhập khẩu, thì yếu tố quan trọng nhất là C/O hợp lệ sẽ giúp chủ hàng được hưởng ưu đãi về thuế nhập khẩu. Phần này có thể chênh lệch vài % đến vài chục %, khiến số tiền thuế giảm được có thể là khá lớn.

Chứng từ C/O có thể không được coi là một chứng từ chính thức, khi nó được chính người xuất khẩu cấp.

Thông thường, nước nhập khẩu sẽ yêu cầu nhà nhập khẩu trình chứng nhận xuất xứ do một cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp.

Trong nhiều trường hợp, việc sử dụng chứng từ chính thức là bắt buộc, ví dụ như đối với vận tải hàng theo Hiệp ước Tự do Thương mại Bắc Mỹ hoặc để nhận được ưu đãi thuế quan từ các nước nhập khẩu về việc nhập hàng sản xuất/chế biến từ các nước kém phát triển tới các nước phát triển (thường được gọi là C/O mẫu A hay GSP form A, viết tắt từ Generalized System of Preferences Form A C/O: C/O form A của Hệ thống ưu đãi phổ cập).

Chứng nhận xuất xứ đặc biệt quan trọng trong phân loại hàng hóa theo quy định hải quan của nước nhập khẩu và vì vậy sẽ quyết định thuế suất thuế nhập khẩu hàng hóa.

C/O cũng quan trọng cho áp dụng hạn ngạch nhập khẩu và thống kê, đặc biệt là với hàng thực phẩm.

C/O cũng có thể quan trọng trong các quy định về an toàn thực phẩm…

Chứng nhận xuất xứ ở China
Chứng nhận xuất xứ ở China

2. Các loại giấy chứng nhận xuất xứ

Có 2 loại C/O chính:

  • C/O không ưu đãi: tức là C/O bình thường, nó xác nhận rằng xuất xứ của một sản phẩm cụ thể nào từ một nước nào đó.
  • C/O ưu đãi: là CO cho phép sản phẩm được cắt giảm hoặc miễn thuế sang các nước mở rộng đặc quyền này. Ví dụ như: Ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP); Chứng nhận ưu đãi thịnh vượng chung (CPC); Ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT),…

Theo danh sách của UNCTAD (United Nations Conference on Trade and Development ). Việt Nam không nằm trong danh sách các nước được hưởng ưu đãi GSP của Australia, Estonia và Mỹ.

– Các Form C/O thường gặp:

Có nhiều loại C/O, tùy từng lô hàng cụ thể (Loại hàng gì, đi/đến từ nước nào…). Hiện phổ biến có những loại sau đây:

  • C/O Form A. Hàng xuất khẩu sang các nước cho Việt Nam hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập GSP.
  • C/O Form B. Hàng xuất khẩu sang tất cả các nước, cấp theo quy định xuất xứ không ưu đãi.
  • C/O Form D. hàng xuất khẩu sang các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định CEPT.

+ C/O nhóm các nước ASEAN:

  • C/O Form E. hàng xuất khẩu sang Trung Quốc và các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định ASEAN – Trung Quốc.
  • C/O Form AK (ASEAN – Hàn Quốc). hàng xuất khẩu sang Hàn Quốc và các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định ASEAN – Hàn Quốc.
  • C/O Form AJ (ASEAN – Nhật Bản).
  • C/O Form AI (ASEAN – Ấn Độ).
  • C/O Form AANZ (ASEAN – Australia – New Zealand).
  • C/O Form VJ (Việt Nam – Nhật Bản). Hàng xuất khẩu sang Nhật Bản thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định Việt Nam – Nhật Bản.

+ C/O riêng Việt Nam với các nước nhập/xuất khẩu: 

  • C/O Form VC (Việt Nam – Chile).
  • C/O Form S (Việt Nam – Lào).
  • C/O Form GSTP: hàng xuất khẩu sang các nước tham gia hệ thống ưu đãi thương mại toàn cầu (GSTP).
  • C/O Form Textile (gọi tắt là form T) cấp cho hàng dệt may xuất khẩu sang EU theo hiệp định dệt may Việt Nam – EU.
  • C/O Form Mexico: (thường gọi là Anexo III) cấp cho hàng dệt may, giày dép xuất khẩu sang Mexico theo quy định của Mexico.
  • C/O Form Venezuela: cấp cho hàng xuất khẩu sang Venezuela theo quy định của Venezuela.
  • C/O Form Peru: cấp cho hàng giày dép xuất khẩu sang Peru theo quy định của Peru.

3. Quy trình xin cấp C/O tại VCCI

Bước 1: Đối với doanh nghiệp (DN) lần đầu xin C/O, trước khi chuẩn bị các chứng từ C/O, phải điền đầy đủ Bộ Hồ sơ Thương nhân và nộp lại cho Bộ phận C/O, VCCI cùng với 1 bản sao của Giấy phép Đăng ký kinh doanh và 1 bản sao của Giấy Đăng ký Mã số thuế của DN.

Bước 2: Sau khi nộp các giấy tờ trên cho VCCI, DN phải chuẩn bị đầy đủ Bộ Hồ sơ xin cấp C/O như sau

1. Đơn xin cấp C/O: Điền đầy đủ các ô trên đơn và có dấu, chữ ký của người có thẩm quyền của DN.

2. Mẫu C/O (A, B, T, Mexico, Venezuela,…): Người xuất khẩu chỉ được đề nghị cấp một loại Mẫu C/O cho mỗi lô hàng xuất khẩu, trừ Mẫu C/O cà phê có thể đề nghị cấp thêm Mẫu A hoặc Mẫu B (Tùy loại mặt hàng và nước xuất khẩu, cán bộ C/O sẽ tư vấn cho DN mua mẫu C/O nào).

– C/O đã được khai gồm có 1 bản gốc và ít nhất 2 bản sao C/O để Tổ chức cấp C/O và Người xuất khẩu mỗi bên lưu một bản.

Lưu ý: DN phải đánh máy đầy đủ các ô trên Form bằng tiếng Anh, bản chính và bản sao C/O phải có dấu đỏ và chữ ký người có thẩm quyền ký của DN (trừ trên C/O Form T không cần dấu và chữ ký của DN).

3. Commercial Invoice (Hóa đơn thương mại): 1 bản gốc do DN phát hành.

4. Tờ khai Hải quan hàng xuất khẩu: đã hoàn thành thủ tục hải quan (1 bản sao có dấu đỏ, chữ ký người có thẩm quyền ký của DN, và dấu “Sao y bản chính”), trừ các trường hợp hàng xuất khẩu không phải khai báo tờ khai hải quan xuất khẩu theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp có lý do chính đáng, Người xuất khẩu có thể nộp sau chứng từ này.

Nếu xét thấy cần thiết, Tổ chức cấp C/O có thể yêu cầu Người xuất khẩu cung cấp thêm các chứng từ liên quan đến sản phẩm xuất khẩu như:

5. Packing List: 1 bản gốc của DN

6. Bill of Lading (Vận đơn): 1 bản sao có dấu đỏ, chữ ký người có thẩm quyền ký của DN và dấu “Sao y bản chính”

7. Tờ khai Hải quan hàng nhập (1 bản sao): nếu DN nhập các nguyên, phụ liệu từ nước ngoài;

hoặc Hoá đơn gía trị gia tăng mua bán nguyên phụ liệu trong nước: nếu DN mua các nguyên vật liệu trong nước

8. Bảng giải trình Quy trình sản xuất: Đối với DN lần đầu xin C/O hay mặt hàng lần đầu xin C/O phải được DN giải trình các bước sản xuất thành sản phẩm cuối cùng.

Bên cạnh đó, tuỳ từng mặt hàng và nước xuất khẩu, cán bộ C/O sẽ hướng dẫn DN giải trình theo như các mẫu (xem phần “Hướng dẫn giải trình sản phẩm để đáp ứng tiêu chuẩn xuất xứ” và tư vấn các bước giải trình tiếp theo.

9. Các giấy tờ khác: như Giấy phép xuất khẩu; Hợp đồng mua bán; Mẫu nguyên, phụ liệu hoặc sản phẩm xuất khẩu; hoặc các chứng từ khác để chứng minh xuất xứ của sản phẩm.Tuỳ từng mặt hàng và nước xuất khẩu, cán bộ C/O sẽ tư vấn các bước giải trình tiếp theo.

Các loại chứng nhận xuất xứ
Các loại chứng nhận xuất xứ

4. Cơ chế chứng nhận xuất xứ hàng hóa của nước ta hiện nay

Thông tư 11/2020/TT-BCT của Bộ Công Thương cũng quy định chung về cơ chế chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

Theo đó, hàng hóa có xuất xứ từ Liên minh châu Âu nhập khẩu vào Việt Nam được hưởng ưu đãi thuế theo EVFTA khi nộp một trong những chứng từ chứng nhận xuất xứ sau:

  • C/O (Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa) được phát hành theo quy định nêu từ Điều 20-23 của Thông tư này;
  • Chứng từ chứng nhận xuất xứ theo quy định tại Điều 24 của Thông tư này do nhà xuất khẩu đủ điều kiện theo quy định của Liên minh châu Âu phát hành đối với lô hàng có trị giá bất kỳ, hoặc nhà xuất khẩu bất kỳ phát hành đối với lô hàng không quá 6.000 EUR;
  • Chứng từ chứng nhận xuất xứ phát hành bởi nhà xuất khẩu đăng ký tại cơ sở dữ liệu điện tử phù hợp với quy định của Liên minh chau Âu và được thông báo với Việt Nam.

Hàng hóa có xuất xứ từ Việt Nam nhập khẩu vào Liên minh châu Âu được hưởng ưu đãi thuế quan theo EVFTA khi có một trong những chứng từ chứng nhận xuất xứ sau:

  • C/O được phát hành theo quy định tại Điều 4 và Điều 20-23 Thông tư này;
  • Chứng từ chứng nhận xuất xứ theo quy định tại Điều 25 Thông tư này phát hành bởi nhà xuất khẩu có lô hàng trị giá không quá 6.000 EUR;
  • Chứng từ chứng nhận xuất xứ phát hành bởi nhà xuất khẩu đủ điều kiện hoặc nhà xuất khẩu đăng ký tại cơ sở dữ liệu phù hợp quy định của Bộ Công Thương. Đồng thời, việc tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa thực hiện theo quy định của Bộ Công Thương và áp dụng sau khi Việt Nam có thông báo tới Liên minh châu Âu.

Liên quan tới vấn đề quản lý xuất xứ hàng hóa, từ năm 2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định 31/2018/NĐ-CP ngày 8/3/2018 quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương. Bộ Công Thương cũng đã ban hành Thông tư 05/2018/TT-BCT ngày 3/4/2018 quy định về xuất xứ hàng hóa.

Đây được xem là các căn cứ quan trọng để xác định hàng hóa có hay không có xuất xứ.

Theo đó, tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 31/2018/NĐ-CP đã đưa ra khái niệm: Xuất xứ hàng hóa là nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hóa hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hóa trong trường hợp có nhiều nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất ra hàng hóa đó.

Cũng tại Điều 6 Nghị định 31/2018/NĐ-CP quy định hàng hóa có xuất xứ là: Hàng hóa có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại một nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ theo quy định tại Điều 7 Nghị định này; hoặc hàng hóa có xuất xứ không thuần túy hoặc không được sản xuất toàn bộ tại một nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ, nhưng đáp ứng các quy định tại Điều 8 Nghị định này.

5. Quy định về xử lý các hành vi vi phạm về chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Nghị định 128/2020/NĐ-CP còn quy định về các trường hợp khai sai xuất xứ.

Một số hành vi khai sai về xuất xứ mới được bổ sung so với Nghị định 127/2013/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 45/2016/NĐ-CP) như: khai sai so với thực tế về xuất xứ hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuế nhưng không làm ảnh hưởng đến số thuế phải nộp.

Trường hợp khai sai về xuất xứ hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào nội địa sẽ bị xử phạt về hành vi trốn thuế quy định tại Nghị định này.

Còn tại Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định cụ thể chế tài xử phạt đối với hành vi phạm liên quan đến chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

giay-co

Chứng nhận xuất xứ hàng xuất
Chứng nhận xuất xứ hàng xuất

Các hành vi vi phạm về xuất xứ quy định tại Điều 44 Nghị định này gồm:

  • Tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc văn bản chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa được cơ quan có thẩm quyền cấp;
  • Cung cấp các tài liệu, chứng từ không đúng sự thật với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khi đề nghị cấp hoặc xác minh Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa;
  • Tự chứng nhận sai xuất xứ hàng hóa khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận cho tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa;
  • Làm giả Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
  • Cung cấp các tài liệu, chứng từ không đúng sự thật với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khi đề nghị được tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc xác minh chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa;
  • Sử dụng Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa giả trong trường hợp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Ngoài ra, Nghị định 98/2020/NĐ-CP cũng quy định hàng hóa có nhãn hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả về nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa hoặc nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa là hàng giả (điểm đ khoản 7 Điều 3).

Xem thêm các thông tin mới về xuất nhập khẩu, chính sách xuất khẩu hàng, nhập khẩu hàng qua fanpage hay group facebook XUẤT NHẬP KHẨU HCM nhé:

Fanpage: https://www.facebook.com/xuatnhapkhauhcm/

Group: https://www.facebook.com/groups/1073402229658531/

Nguồn: Khắc – TTHQSaiGon

Liên hệ:

Skype: khac5579

SĐT: 0949 63 53 89 / 0348 0000 69

Email: tthqsaigon@tthqsaigon.net

www.tthqsaigon.net

Where there is a will, there is a way.!!!

Liên quan:

DANH SÁCH CHỮ KÝ C/O FORM E DO 39 PHÒNG CẤP C/O CỦA HẢI QUAN TRUNG QUỐC

XIN GIẤY PHÉP NHẬP KHẨU SẢN PHẨM CÓ CHỨA MẬT MÃ DÂN SỰ (MMDS)

QUY TRÌNH XIN GIẤY PHÉP NHẬP KHẨU PHÂN BÓN

THỦ TỤC NHẬP KHẨU ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO

THỦ TỤC NHẬP KHẨU GIẤY KRAFT

THỦ TỤC NHẬP KHẨU BỘT CÁ

    Hỏi giá nhanh







    2 thoughts on “Xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ ở Việt Nam chỉ trong 2 bước

    1. Pingback: Các loại đèn LED bắt buộc phải dán nhãn năng lượng từ 01/01/2020 | tthqsaigon.net

    2. Pingback: Quy Trình Làm Thủ Tục Hải Quan Hàng Tạm Nhập Tái Xuất Sang Nước Thứ 3 | tthqsaigon.net

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    0896444466
    icons8-exercise-96 chat-active-icon