Thủ tục nhập khẩu phân gà 2022

Thủ tục nhập khẩu phân gà

Thủ tục nhập khẩu phân gà

Nội dung bài viết

Trên thì trường hiện nay có nhiều Doanh Nghiệp muốn nhập khẩu phân gà nhưng không biết quy trình như thê nào? Cần làm bước nào trước, bước nào sau? Chính sách nhập khẩu phân gà có để hay không? Cùng đọc xuống bài viết phía dưới TTHQSaiGon sẽ giúp các bạn giải đáp các thắc mắc này ngay nhé.

Đầu tiên mình nói sơ qua về các loại phân bón để các bạn dễ hiểu hơn nhé:

Phân bón là gì?

Phân bón là sản phẩm có chức năng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng hoặc có tác dụng cải tạo đất để tăng năng suất, chất lượng cây trồng.

Phân loại phân bón

1. Phân nhóm phân bón theo nguồn gốc nguyên liệu và quá trình sản xuất

a) Nhóm phân bón hóa học (còn gọi là phân bón vô cơ) gồm các loại phân bón được sản xuất từ nguyên liệu chính là các chất vô cơ hoặc hữu cơ tổng hợp, được xử lý qua quá trình hóa học hoặc chế biến khoáng sản;
b) Nhóm phân bón hữu cơ gồm các loại phân bón được sản xuất từ nguyên liệu chính là các chất hữu cơ tự nhiên (không bao gồm các chất hữu cơ tổng hợp), được xử lý thông qua quá trình vật lý (làm khô, nghiền, sàng, phối trộn, làm ẩm) hoặc sinh học (ủ, lên men, chiết);
c) Nhóm phân bón sinh học gồm các loại phân bón được sản xuất thông qua quá trình sinh học hoặc có nguồn gốc tự nhiên, trong thành phần có chứa một hoặc nhiều chất sinh học như axít humic, axít fulvic, axít amin, vitamin hoặc các chất sinh học khác.
Công nhận lưu hành phân hữu cơ
thủ tục nhập khẩu phân hữu cơ

2. Phân loại phân bón hóa học theo thành phần hoặc chức năng của các chất chính trong phân bón đối với cây trồng

a) Phân bón đa lượng là phân bón trong thành phần chất chính chứa ít nhất 01 nguyên tố dinh dưỡng đa lượng, bao gồm phân bón đơn, phân bón phức hợp, phân bón hỗn hợp, phân bón khoáng hữu cơ, phân bón khoáng sinh học;
b) Phân bón trung lượng là phân bón hóa học trong thành phần chất chính chứa ít nhất 01 nguyên tố dinh dưỡng trung lượng, không bao gồm vôi, thạch cao, đá macnơ, đá dolomite ở dạng khai thác tự nhiên chưa qua quá trình xử lý, sản xuất thành phân bón;
c) Phân bón vi lượng là phân bón trong thành phần chất chính chứa ít nhất 01 nguyên tố dinh dưỡng vi lượng;
d) Phân bón đất hiểm là phân bón trong thành phần có chứa nguyên tố Scandium (số thứ tự 21) hoặc Yttrium (số thứ tự 39) hoặc một trong các nguyên tố thuộc dãy Lanthanides (số thứ tự từ số 57-71: Lanthanum, Cerium, Praseodymium, Neodymium, Promethium, Samarium, Europium, Gadolinium, Terbium, Dysprosium, Holmium, Erbium, Thulium, Ytterbium, Lutetium) trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học (bảng tuần hoàn Mendeleev);
đ) Phân bón cải tạo đất vô cơ là phân bón có tác dụng cải thiện tính chất lý, hóa, sinh học của đất để tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng, phát triển, được sản xuất từ nguyên liệu chính là các chất vô cơ hoặc hữu cơ tổng hợp.

3. Phân loại phân bón đa lượng theo thành phần chất chính hoặc liên kết hóa học của các nguyên tố dinh dưỡng trong phân bón

a) Phân bón đơn là phân bón trong thành phần chất chính chỉ chứa 01 nguyên tố dinh dưỡng đa lượng;
b) Phân bón phức hợp là phân bón trong thành phần chất chính có chứa ít nhất 02 nguyên tố dinh dưỡng đa lượng được liên kết với nhau bằng các liên kết hóa học;
c) Phân bón hỗn hợp là phân bón trong thành phần chất chính có chứa ít nhất 02 nguyên tố dinh dưỡng đa lượng được sản xuất bằng cách phối trộn từ các loại phân bón khác nhau;
d) Phân bón khoáng hữu cơ là phân bón quy định tại các điểm a, b, c của khoản này được bổ sung chất hữu cơ;
đ) Phân bón khoáng sinh học là phân bón quy định tại các điểm a, b, c của khoản này được bổ sung ít nhất 01 chất sinh học (axít humic, axít fulvic, axít amin, vitamin,…).

4. Phân loại phân bón hữu cơ theo thành phần, chức năng của các chất chính hoặc quá trình sản xuất

a) Phân bón hữu cơ là phân bón trong thành phần chất chính chỉ có chất hữu cơ và các chất dinh dưỡng có nguồn gốc từ nguyên liệu hữu cơ;
b) Phân bón hữu cơ vi sinh là phân bón trong thành phần chất chính gồm có chất hữu cơ và ít nhất 01 loài vi sinh vật có ích;
c) Phân bón hữu cơ sinh học là phân bón trong thành phần chất chính gồm có chất hữu cơ và ít nhất 01 chất sinh học (axít humic, axít fulvic, axít amin, vitamin,…);
d) Phân bón hữu cơ khoáng là phân bón trong thành phần chất chính gồm có chất hữu cơ và ít nhất 01 nguyên tố dinh dưỡng đa lượng;
đ) Phân bón cải tạo đất hữu cơ là phân bón có tác dụng cải thiện tính chất lý, hóa, sinh học của đất để tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng, phát triển, được sản xuất từ nguyên liệu chính là các chất hữu cơ tự nhiên (không bao gồm các chất hữu cơ tổng hợp);
e) Phân bón hữu cơ truyền thống là phân bón có nguồn gốc từ chất thải động vật, phụ phẩm cây trồng, các loại thực vật hoặc chất thải hữu cơ sinh hoạt khác được chế biến theo phương pháp ủ truyền thống.
thủ tục nhập khẩu phân hữu cơ
thủ tục nhập khẩu phân hữu cơ

5. Phân loại phân bón sinh học theo thành phần hoặc chức năng của chất chính trong phân bón

a) Phân bón sinh học là loại phân bón được sản xuất thông qua quá trình sinh học hoặc có nguồn gốc tự nhiên, trong thành phần có chứa một hoặc nhiều chất sinh học như axít humic, axít fulvic, axít amin, vitamin hoặc các chất sinh học khác;
b) Phân bón vi sinh vật là phân bón có chứa vi sinh vật có ích có khả năng tạo ra các chất dinh dưỡng hoặc chuyển hóa thành các chất dinh dưỡng trong đất mà cây trồng có thể sử dụng được hoặc các vi sinh vật đối kháng có tác dụng ức chế các vi sinh vật gây hại cây trồng;
c) Phân bón cải tạo đất sinh học là phân bón có tác dụng cải thiện tính chất lý, hóa, sinh học của đất để tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng, phát triển, được sản xuất thông qua quá trình sinh học hoặc có nguồn gốc tự nhiên, trong thành phần chứa một hoặc nhiều chất sinh học.

6. Phân bón có chất điều hòa sinh trưởng là một trong các loại phân bón quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5 Điều này được bổ sung một hoặc nhiều chất điều hòa sinh trưởng có tổng hàm lượng các chất điều hòa sinh trưởng nhỏ hơn 0,5% khối lượng.

7. Phân bón có chất tăng hiệu suất sử dụng là một trong các loại phân bón quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5 Điều này được phối trộn với chất làm tăng hiệu suất sử dụng.

8. Phân bón có khả năng tăng miễn dịch cây trồng là một trong các loại phân bón quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5 Điều này có chứa chất làm tăng miễn dịch của cây trồng đối với các điều kiện ngoại cảnh bất thuận hoặc với các loại sâu bệnh hại.

9. Phân loại phân bón theo phương thức sử dụng

a) Phân bón rễ là loại phân bón được sử dụng để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng thông qua bộ rễ;
b) Phân bón lá là loại phân bón được sử dụng để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng thông qua thân, lá.

Chính sách nhập khẩu phân gà

Nghị định 84/2019/NĐ-CP Quy định về quản lý phân bón có hiệu lực từ ngày 01/01/2020 đã siết chặt hơn các các quy định về việc nhập khẩu phân bón từ nước ngoài về Việt  Nam. Các yêu cầu về chỉ tiêu thành phần, cách thức thực hiện cũng đã có sự thay đổi so với quy định cũ.

Theo quy định của Thông tư 41/2014/TT-BNNPTNT (quy định cũ, đã hết hiệu lực), trước khi đưa phân bón hữu cơ hoặc phân bón khác vào lưu thông trên thị trường Việt Nam chỉ thực hiện công bố hợp quy thì nay phải thực hiện thủ tục CÔNG NHẬN LƯU HÀNH PHÂN BÓN. Chuyển giao toàn bộ trách nhiệm quản lý phân bón (vô cơ và hữu cơ) thuộc về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cụ thể là Cục Bảo vệ thực vật.

Phân gà thuộc nhóm phân hữu cơ, được đánh giá và được biết đến rộng rãi là một trong những loại phân hữu cơ cung cấp thành phần chất dinh dưỡng rất tốt cho cây trồng.

Phân gà trước khi nhập khẩu về, phải thực hiện thủ tục Công nhận lưu hành phân bón. Vì dòng phân bón này thuộc nhóm phân hữu cơ có thể làm công nhận lưu hành luôn mà không cần phải qua khâu khảo nghiệm.

các loại phân hữu cơ nhập khẩu
thủ tục nhập khẩu phân hữu cơ

I. Điều kiện chỉ tiêu thành phần chất lượng

Phân hữu cơ phân gà phải đáp ứng các chỉ tiêu thành phần chất lượng như sau:

* Hàm lượng hữu cơ: ≥ 20,0 (% khối lượng chất hữu cơ)
* Tỷ lệ C/N: < 12,0
* Độ ẩm (đối với phân bón dạng rắn): ≤ 30,0% 
* pHH2O : ≥ 5,0

II. Hồ sơ cần chuẩn bị

  • Giấy chứng nhận lưu hành tự do được cấp bởi nước nhập khẩu (CFS);
  • Giấy chứng nhận phân tích (CA) của phân bón dự định nhập khẩu;
  • Bảng thông tin chung về phân bón có xác nhận của nhà sản xuất bao gồm: loại phân bón; tên phân bón; dạng phân bón; hướng dẫn sử dụng; phương thức sử dụng; thời hạn sử dụng; cảnh báo an toàn; chỉ tiêu chất lượng, hàm lượng yếu tố hạn chế trong phân bón kèm theo phiếu kết quả thử nghiệm.

Lưu ý: Trường hợp hồ sơ là bản bằng chữ nước ngoài phải có bản dịch ra tiếng Việt có xác nhận của cơ quan dịch thuật.

III. Thời gian và nơi thực hiện

Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Bảo vệ thực vật tổ chức thẩm định để đánh giá hồ sơ công nhận. Nếu đáp ứng các quy định về phân bón thì Cục Bảo vệ thực vật ban hành Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam.

Thời hạn của Quyết định công nhận là 05 năm. Trước khi hết thời gian lưu hành 03 tháng, doanh nghiệp nếu có nhu cầu phải thực hiện thủ tục Công nhận lại phân bón.

Xem thêm các thông tin mới về xuất nhập khẩu, chính sách xuất khẩu hàng, nhập khẩu hàng qua fanpage hay group facebook XUẤT NHẬP KHẨU HCM nhé:

Fanpage: https://www.facebook.com/xuatnhapkhauhcm/

Group: https://www.facebook.com/groups/1073402229658531/

Nguồn: Khắc – TTHQSaiGon

Liên hệ:

Skype: khac5579

SĐT: 0949 63 53 89 / 0348 0000 69

Email: tthqsaigon@tthqsaigon.net

www.tthqsaigon.net

Where there is a will, there is a way.!!!

Liên quan:

QUY TRÌNH XIN GIẤY PHÉP NHẬP KHẨU PHÂN BÓN

THỦ TỤC NHẬP KHẨU ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO

THỦ TỤC NHẬP KHẨU GIẤY KRAFT

THỦ TỤC NHẬP KHẨU BỘT CÁ

THỦTỤC NHẬP KHẨU MỸ PHẨM VÀ CÔNG BỐ MỸ PHẨM

THỦ TỤC NHẬP KHẨU TRÁI CÂY ĐÔNG LẠNH (-18 ĐỘ)

    Hỏi giá nhanh







    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    0896444466
    icons8-exercise-96 chat-active-icon