Thủ tục nhập khẩu phân bón 2022

xin giấy phép nhập khẩu phân bón mới nhât

Thủ tục nhập khẩu phân bón 2022

Thủ tục nhập khẩu phân bón như thế nào? Xin giấy phép nhập khẩu phân bón có khó không? Khi nào cần phải công nhận lưu hành phân bón? Đáy chắc hẳng là những câu hỏi lớn mà các bạn luôn nghĩ tới khi muốn nhập khẩu một loại phân bón nào đó về Việt Nam.

Nước ta là một nước nông nghiệp nên nhu cầu sử dụng phân bón là rất cao. Nắm bắt cơ hội đó nhiều Doanh Nghiệp đã nhập khẩu các loại phân bón vô cơ và hữu cơ từ nước ngoài về để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Nhưng để nhập khẩu được phân bón không phải dễ. Muốn nhập khẩu phân bón kinh doanh buôn bán thì mặt hàng phân bón đó phải nằm trong danh mục đã được phép lưu hành ở VN, chưa có thì phải xin vào danh mục lưu hành. Hiểu đơn giản là như vậy, cùng đọc xuống phía dưới để xem các bước cụ thể như thế nào nhé.

Chính sách nhập khẩu phân bón:

Phân bón là mặt hàng kinh doanh có điều kiện, được quản lý khá chặt chẽ bởi các bộ ngành có liên quan như Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Bộ Khoa học và Công nghệ…Vì vậy, rõ ràng ta cần tìm hiểu kỹ trước các văn bản pháp luật liên quan phải không nào?

Trước kia, hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu phân bón chịu sự điều chỉnh của nghị định số 202/2013/NĐ-CP về quản lý phân bón và các thông tư 41/2014/TT-BNNPTNT, 04/2015/TT-BNNPTNT, 29/2014/TT-BCT.

Tuy nhiên, các văn bản trên đã hết hiệu lực và được thay thế bởi Nghị định 84/2019/NĐ-CP (thay thế nghị định số 108/2017/NĐ-CP) nhằm làm đơn giản hóa thủ tục nhập khẩu phân bón, khi mà cơ quan quản lý trực tiếp bây giờ là Cục Bảo vệ thực vật thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tuy nhiên, thực tế quy trình nhập khẩu phân bón có đơn giản hay không thì chưa hẳn, bạn nên đọc hết bài này nhé.

Vậy, nghị định số 84/2019/NĐ-CP quy định như thế nào về việc nhập khẩu phân bón? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé.

Đây chính là phần mà các nhà nhập khẩu quan tâm nhất. Với kinh nghiệm thực tế đã hỗ trợ khách hàng làm thủ tục nhập khẩu mặt hàng này rồi, nên chia sẽ để mọi người có thể biết qua được quy trình và cách thưc làm như thế nào nhé. Để có thể nhập khẩu một loại phân bón mới các bạn tiến hành 7 bước sau:

Quy trình nhập khẩu phân bón và xin giấy phép nhập khẩu phân bón:

  1. B1: Xác định loại phân bón mà Doanh nghiệp chuẩn bị nhập khẩu
  2. B2: Kiểm tra xe phân bón mà DN dự định nhập khẩu đã có trong danh mịc lưu hành chưa
  3. B3: Nếu chưa thì phải xin giấy phép nhập phân bón mẫu về để làm khảo nghiệm
  4. B4: Khi có kết quả khảo nghiệm rồi thì làm hồ sơ xin Công bố lưu hành cho loại phân mà DN nhập khẩu
  5. B5: Có Lưu hành rồi thì tiến hành nhập khẩu về VN
  6. B6: Hàng về làm thủ tục hải quan và kiểm tra chất lượng cho phân bón
  7. B7: Có kêt quả, bổ sung HQ và thông quan lô hàng.

Để dễ hiểu thì tôi chia ra 7 bước nhưng phần cốt lõi để nhập khẩu phân bón là: Xin giấy phép nhập khẩu phân bón, Khảo nghiệm phân bón, Công nhận lưu hành phân bón nhập khẩu,Kiểm tra chất lượng phân bón nhập khẩu, Hợp quy phân bón. Chi tiết 5 phần này thì các bạn đọc tiếp xuống phía dưới nhé.

Thủ tục nhập khẩu phân bón

Xin giấy phép nhập khẩu phân bón:

Các trường hợp phân bón cần phải xin giấy phép khi nhập khẩu.

Các loại phân bón quy định tại khoản 2, điều 27, nghị định số 108/2017/NĐ-CP thì phải xin giấy phép mới được nhập khẩu, cụ thể:

  • Phân bón nhập về để làm khảo nghiệm;
  • Phân bón dùng cho sân thể thao, khu vui chơi giải trí;
  • Phân bón sử dụng trong các dự án của nước ngoài tại Việt Nam;
  • Phân bón tham gia hội chợ, triển lãm;
  • Phân bón phục vụ nghiên cứu khoa học;
  • Phân bón tạm nhập tái xuất;
  • Phân bón làm quà tặng; làm hàng mẫu;
  • Phân bón làm nguyên liệu để sản xuất phân bón khác.

Các loại phân bón khác nhập khẩu không thuộc các trường hợp trên thì không cần phải xin giấy phép nhưng cần phải Công nhận lưu hành phân bón thì mới nhập khẩu được.

Hồ sơ cần chuẩn bị để xin giây phép nhập khẩu phân bón:

  • Đơn đăng ký nhập khẩu phân bón
  • Tờ khai kỹ thuật
  • Bản tiếng nước ngoài kèm theo bản dịch sang tiếng Việt có xác nhận của cơ quan dịch thuật về thành phần, hàm lượng các chất dinh dưỡng, công dụng, hướng dẫn sử dụng, cảnh báo an toàn và yếu tố hạn chế của phân bón;
  • Bản sao hợp lệ hoặc bản sao (mang theo bản chính để đối chiếu), kèm theo bản dịch ra tiếng Việt có xác nhận của cơ quan dịch thuật Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale – CFS) do nước xuất khẩu cấp;
  • Trường hợp nhập khẩu phân bón dùng cho sân thể thao, khu vui chơi giải trí hoặc phân bón sử dụng trong các dự án của nước ngoài tại Việt Nam bổ sung thêm bản sao hợp lệ hoặc bản sao (mang theo bản chính để đối chiếu) Giấy chứng nhận đầu tư hoặc văn bản phê duyệt chương trình, dự án đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc văn bản phê duyệt chương trình, dự án được doanh nghiệp phê duyệt theo quy định pháp luật;
  • Trường hợp nhập khẩu phân bón để tham gia hội chợ, triển lãm tại Việt Nam phải bổ sung Giấy xác nhận hoặc Giấy mời tham gia hội chợ, triển lãm tại Việt Nam;
  • Trường hợp nhập khẩu phân bón tạm nhập tái xuất bổ sung thêm bản chính hoặc bản sao chứng thực hợp đồng nhập khẩu, hợp đồng xuất khẩu hoặc hợp đồng gia công với đối tác nước ngoài.

Đơn vị cấp phép: Cục bảo vệ thực vật

Thời gian thực hiện: 01-02 tháng

Hiệu lực: Được phép nhập khẩu phân bón về cho các trường hợp đã nêu ở trên. Thời gian là 1 năm và số lượng giới hạn lúc đăng ký

Khảo nghiệm và công nhận phân bón lưu hành

Đối với phân bón lần đầu nhập khẩu phải tiến hành công nhận lưu hành phân bón với Cục Bảo vệ thực vật, thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn trước khi nhập khẩu vào Việt Nam. Những phân bón sau khi được công nhận lưu hành hoặc đã được công nhận lưu hành tại Việt Nam từ trước, thì có thể nhập khẩu mà không cần xin thêm giấy phép nhập khẩu, trừ các loại phân bón quy định tại khoản 2, điều 27, nghị định số 108/2017/NĐ-CP.

Tuy nhiên, để được công nhận lưu hành phân bón, bạn cần phải khảo nghiệm phân bón trước đã nhé.

van chuyen phan bon

Thủ tục tiến hành khảo nghiệm phân bón nhập khẩu:

Các phân bón lần đầu công nhận lưu hành hoặc công nhận lưu hành lại tại Việt Nam phải tiến hành công đoạn khảo nghiệm này, trừ một số loại phân bón sau thì có thể làm công nhận lưu hành luôn mà không cần khảo nghiệm, như: 

  • Phân bón hữu cơ, phân bón hữu cơ truyền thống: như phân rác, phân xanh, phân chuồng…
  • Phân bón đơn: như phân đạm, phân lân, phân kali…
  • Phân bón phức hợp: như phân NPK…

(tham khảo khoản 2, điều 13, nghị định 108/2017/NĐ-CP). 

Hồ sơ đăng ký khảo nghiệm phân bón (bước đầu tiên của thủ tục nhập khẩu phân bón):

  1. Đơn đăng ký khảo nghiệm phân bón theo Mẫu số 04 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
  2. Tài liệu kỹ thuật đối với phân bón đăng ký khảo nghiệm theo Mẫu số 05 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
  3. Đề cương khảo nghiệm phân bón theo Mẫu số 06 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

Các bước tiến hành khảo nghiệm phân bón:

– Bước 1: Xin giấy phép nhập khẩu phân bón về khảo nghiệm. Hồ sơ xin giấy phép nhập khẩu phân bón tôi đã trình bày ở trên (tham khảo thêm quy trình tại điều 29, nghị định 108/2017/NĐ-CP) nhé. Nếu bạn không muốn tự làm, thì có thể liên hệ với TTHQSaiGon để được tư vấn và hỗ trợ xin giấy phép nhé.

– Bước 2: Gửi đơn đăng ký khảo nghiệm, tài liệu kỹ thuật và đề cương khảo nghiệm phân bón đến Cục bảo vệ thực vật thuộc Bộ NNPTNT

– Bước 3: Cục Bảo vệ thực vật thành lập hội đồng xét duyệt đề cương khảo nghiệm và cho phép doanh nghiệp khảo nghiệm phân bón. 

– Bước 4: Tiến hành khảo nghiệm. Trong vòng 2 năm kể từ lúc khảo nghiệm, khi có kết quả khảo nghiệm phải gửi kết quả khảo nghiệm đến Cục Bảo vệ thực vật để thành lập hội đồng xét duyệt kết quả.

– Bước 5: Sau khi được hội đồng xét duyệt và cấp báo cáo kết quả khảo nghiệm phân bón, doanh nghiệp làm đơn dề nghị công nhận lưu hành với Cục Bảo vệ thực vật.

Công nhận lưu hành phân bón nhập khẩu lần đầu:

Hồ sơ cần chuẩn bị để công nhận lưu hành phân bón nhập khẩu:

  • Đơn đề nghị công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam.
  • Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) của phân bón dự định nhập khẩu.
  • Bản thông tin chung về thành phần phân bón.
  • Báo cáo kết quả khảo nghiệm phân bón.
  • Mẫu nhãn phân bón.

Đơn vị cấp phép: Cục bảo vệ thực vật

Thời gian thực hiện: 02-03 tháng

Hiệu lực: Được phép nhập khẩu về để kinh doanh trong vòng 05 năm và không giới hạn số lượng. Trước khi hết thời hạn 03 tháng cần phải gia hạn lại.

Trình tự các bước công nhận lưu hành phân bón nhập khẩu:

– Bước 1: Nộp hồ sơ

Bạn chuẩn bị hồ sơ và nộp qua đường bưu điện hoặc qua cổng thông tin điện tử một cửa quốc gia (VNSW) cho Cục Bảo vệ thực vật.

– Bước 2: Thẩm định hồ sơ

Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Bảo vệ thực vật tổ chức thẩm định để đánh giá hồ sơ công nhận

– Bước 3: Thông báo kết quả

Nếu hồ sơ đáp ứng các quy định về phân bón thì Cục Bảo vệ thực vật sẽ ban hành Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam theo Mẫu số 03 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 108/2017/NĐ-CP.

Đến đây là bạn đã hoàn thành một nửa thủ tục nhập khẩu phân bón rồi, chúng ta đến bước tiếp theo nhé.

Kiểm tra chất lượng phân bón nhập khẩu và công bố hợp quy

1. Kiểm tra chất lượng phân bón:

Trình tự tiến hành thủ tục KTCL phân bón nhập khẩu:

– Bước 1: Doanh nghiệp nhập khẩu phân bón nộp bộ hồ sơ sau đến Cơ quan kiểm tra nhà nước (Tổ chức được chỉ định bởi Cục BVTV – Danh sách năm 2021-2022 tại đây). Cơ quan này kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ đăng ký KTCL trong thời gian 01 ngày làm việc.

– Bước 2: Lấy mẫu kiểm tra chất lượng

– Bước 3: Thông báo kết quả kiểm tra: 

Trong vòng 10 ngày kể từ ngày lấy mẫu, Cơ quan kiểm tra ra thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu cho doanh nghiệp.

Hồ sơ đăng ký KTCL, bao gồm: 

– Giấy đăng ký kiểm tra nhà nước chất lượng phân bón nhập khẩu theo Mẫu số 22 tại Phụ lục I, nghị định 108/2017/NĐ-CP;

–  Bản sao các giấy tờ sau: Hợp đồng mua bán; danh mục hàng hóa kèm theo: Ghi rõ số lượng đăng ký, mã hiệu của từng lô hàng; hóa đơn hàng hóa; vận đơn (đối với trường hợp hàng hóa nhập theo đường không, đường biển hoặc đường sắt).

Phân bón nhập khẩu

2. Công bố hợp quy phân bón:

Sau khi kiểm tra chất lượng, bạn cần công bố hợp quy cho mặt hàng phân bón của mình và đây cũng là bước cuối cùng trong các thủ tục chuyên ngành để nhập khẩu phân bón.

Bạn cần lưu ý là những phân bón nào phải kiểm tra chất lượng thì đều cần công bố hợp quy nhé, mặc dù kiểm tra chất lượng nhà nước và công bố hợp quy là hai công việc độc lập với nhau và không thể sử dụng kết quả thử nghiệm của nhau. Việc công bố hợp quy được tiến hành theo Thông tư số 55/2012/TT-BNNPTNT, nếu cần bạn có thể tham khảo thêm.

Trình tự công bố hợp quy phân bón:

Bước 1: Đánh giá hợp quy của đối tượng công bố với quy chuẩn kỹ thuật. Gồm 2 trường hợp:

– Trường hợp 1: Công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận hợp quy của tổ chức thứ ba có thẩm quyền chứng nhận hợp quy.

– Trường hợp 2: Công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh. Trường hợp này là bạn phải thử nghiệm mẫu tại phòng thử nghiệm được BNNPTNT chỉ định nhé.

Bước 2: Đăng ký bản công bố hợp quy theo mẫu tại phụ lục 13 của thông tư số 55/2012/TT-BNNPTNT, tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi tổ chức, cá nhân đó đăng ký sản xuất, kinh doanh.

Hồ sơ công bố hợp quy phân bón:

– Đối với trường hợp sử dụng kết quả chứng nhận hợp quy của tổ chức chứng nhận hợp quy:

  1. Bản công bố hợp quy;
  2. Bản sao có chứng thực chứng chỉ chứng nhận hợp quy của sản phẩm;
  3. Bản mô tả chung về sản phẩm.

– Đối với trường hợp tự đánh giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh:

  1. Bản công bố hợp quy;
  2. Bản mô tả chung về sản phẩm;
  3. Kết quả thử nghiệm mẫu;
  4. Quy trình sản xuất và kế hoạch kiểm soát chất lượng hoặc bản sao chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001:2008 trong trường hợp tổ chức, cá nhân công bố hợp quy có hệ thống quản lý chất lượng được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001:2008;
  5. Kế hoạch giám sát định kỳ;
  6. Báo cáo đánh giá hợp quy và thông tin bổ sung khác.

Kết quả công bố hợp quy phân bón:

Trong thời gian 07 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ công bố hợp quy nếu hồ sơ đầy đủ theo quy định, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân công bố hợp quy về việc tiếp nhận bản công bố theo mẫu quy định tại Phụ lục 15 ban hành kèm theo Thông tư 55/2012/TT-BNNPTNT. 

Đến đây là bạn đã hoàn thành công đoạn cuối cùng về thủ tục chuyên ngành đối với phân bón nhập khẩu rồi, sau đó bạn có thể làm thủ tục thông quan hải quan như bình thường.

Về thủ tục hải quan nhập khẩu phân bón

Sau khi hoàn thành các công việc khảo nghiệm và công nhận lưu hành là bạn đã sẵn sàng để nhập khẩu chính thức mặt hàng phân bón mình cần vào Việt Nam.

Thời điểm hàng hóa về đến cảng, bạn mở tờ khai nhập khẩu như bình thường và làm công văn xin mang hàng về kho bảo quản. Tại kho, phân bón được lấy mẫu để tiến hành kiểm tra chất lượng và chờ  “Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước chất lượng phân bón nhập khẩu” của Cục Bảo vệ thực vật. Đồng thời, bạn tiến hành luôn công tác công bố hợp quy với sản phẩm của mình nhé. 

Sau cùng, bạn nộp “Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước chất lượng phân bón nhập khẩu” và “Giấy chứng nhận hợp quy” cho cơ quan Hải quan là lô hàng có thể thông quan. Như vậy là bạn đã hoàn thành toàn bộ quy trình nhập khẩu phân bón rồi đó.

Đọc cả quy trình thì có vẻ khá dài, nhưng như tôi đã nói phía trên, phân bón là mặt hàng khá phức tạp và chịu sự giám sát quản lý chặt chẽ của các cơ quan hữu quan. Do đó, nhà nhập khẩu nên tìm hiểu kỹ trước khi làm.

Trường hợp bạn muốn thuê đơn vị dịch vụ hải quan làm thủ tục nhập khẩu phân bón cho nhanh chóng và yên tâm, chúng tôi sẵn sàng cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp nhất. Vui lòng gửi yêu cầu báo giá theo mẫu ở cuối bài viết.

Trong bài viết này, tôi đã trình bày toàn bộ quy trình thủ tục nhập khẩu phân bón, từ bước làm khảo nghiệm đầu tiên đến bước thông quan cuối cùng. 

Nếu bạn tìm thấy thông tin hữu ích trong bài viết này thì nhấp Like & Share để bạn bè cùng đọc nhé. Cám ơn bạn!

Xem thêm các thông tin mới về xuất nhập khẩu, chính sách xuất khẩu hàng, nhập khẩu hàng qua fanpage hay group facebook XUẤT NHẬP KHẨU HCM nhé:

Fanpage: https://www.facebook.com/xuatnhapkhauhcm/

Group: https://www.facebook.com/groups/1073402229658531/

Nguồn: Khắc – TTHQSaiGon

Liên hệ:

Skype: khac5579

SĐT: 0949 63 53 89 / 0348 0000 69

Email: tthqsaigon@tthqsaigon.net

www.tthqsaigon.net

Where there is a will, there is a way.!!!

Liên quan:

THỦ TỤC NHẬP KHẨU MỰC NỒI XOONG CHẢO

THỦ TỤC NHẬP KHẨU MỰC ỐNG ĐÔNG LẠNH

THỦ TỤC NHẬP KHẨU VẢI KHÔNG DỆT

THỦ TỤC NHẬP KHẨU PHỤ TÙNG Ô TÔ

PHÊ DUYỆT MẪU PHƯƠNG TIỆN ĐO VÀ NHẬP KHẨU CÂN ĐIỆN TỬ

    Hỏi giá nhanh







    2 thoughts on “Thủ tục nhập khẩu phân bón 2022

    1. Pingback: Thủ tục nhập khẩu ly giấy ly nhựa 2022 | tthqsaigon.net

    2. Pingback: Quy trình xin giấy phép nhập khẩu phân bón 2022 | tthqsaigon.net

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    0896444466
    icons8-exercise-96 chat-active-icon