Thủ tục nhập khẩu khí N2O – dinitơ monoxit (nitrous oxide)

Thủ tục nhập khẩu khí N2O

Thủ tục nhập khẩu khí N2O – dinitơ monoxit (nitrous oxide)

 

Hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp muốn làm thủ tục nhập khẩu khí N2O về Việt Nam nhưng không biết phải làm như thế nào. Vì khí N2O (có mã CAS 10024-97-2 ) được biết đến là hóa chất có tính lưỡng dụng, được sử dụng trong nhiều lĩnh vực công nghiệp, y tế…Tuy nhiên, hiện nay giới trẻ đang sử dụng tràn lan để giải trí.

Khí Nitơ Oxit (tên hoá học là Dinitrogen monoxyd), công thức hoá học là N2O, là hóa chất được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như trong công nghiệp (sản xuất pin mặt trời, sử dụng trong kỹ thuật hàn, cắt, dùng cho máy, thiết bị phân tích, tăng công suất động cơ…); trong y học (để gây mê, an thần, giảm đau trong lĩnh vực nha khoa, sản khoa, thể thao…) và trong thực phẩm (là một phụ gia được phép sử dụng theo danh mục của Ủy ban Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế – Codex).

Bộ Y tế cho biết, hiện nay, theo báo cáo của một số địa phương, đã xảy ra tình trạng mua bán, sử dụng “bóng cười” có chứa khí Nitơ Oxit (N2O) tại các quán bar, vũ trường, quán karaoke, khu vui chơi giải trí…, gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ người sử dụng, tác động tiêu cực đến đời sống xã hội.

Chí vì thế nên Nhà nước ta hiện quản lý rất chặt chẽ mặt hàng này, nên việc nhập khẩu cũng khá khó khăn. Tuỳ theo mục đích sử dụng của doanh nghiệp khi nhập khẩu mà có các chính sách quản lý khác nhau.

Cho nên bài viết dưới đây TTHQSaiGon sẽ giúp cho các bạn biết được cần phải làm những thủ tục như thế nào để nhập khẩu được theo từng mục đích sử dụng của doanh nghiệp, cụ thể là nhập để dùng trong công nghiệp hay dùng trong ngành thực phẩm. (không phải là nhập về để sử dụng cho các quán bar, vũ trường hay quán karaoke đâu nhé).

Về thủ tục nhập khẩu hoá chất khác thì các bạn tham khảo ở bài viết trước đó hoặc liên hệ trực tiếp với TTHQSaiGon để được tư vấn miễn phí nhé.

Trước hết các bạn cần xem qua về chính sách nhập khẩu khí N2O:

  1. Quy định về quản lý hóa chất:

– Căn cứ Điều 3,4 Luật Hóa chất thì: Hoạt động hóa chất là hoạt động đầu tư, sản xuất, sang chai, đóng gói, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, vận chuyển, cất giữ, bảo quản, sử dụng, nghiên cứu, thử nghiệm hóa chất, xử lý hóa chất thải bỏ, xử lý chất thải hóa chất. Hoạt động hóa chất phải tuân theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

– Theo quy định tại Nghị định số 113/2017/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 82/2022/NĐ-CP ngày 18/10/2022 của Chính phủ) thì mặt hàng Dinitơ monoxit (công thức hóa học N2O), mã số HS 2811.29.90 thuộc số thứ tự 120 Phụ lục II Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp của Nghị định số 113/2017/NĐ-CP (tương ứng với số thứ tự 125 tại Phụ lục II Nghị định số 82/2022/NĐ-CP sửa đổi); đồng thời thuộc số thứ tự 426 Phụ lục V Danh mục hóa chất phải khai báo ban hành kèm theo Nghị định số 113/2017/NĐ-CP (không thay đổi số thứ tự trong Phụ lục V của Nghị định số 82/2022/NĐ-CP sửa đổi).

– Theo quy định tại khoản 4, Điều 15 Nghị định số 113/2017/NĐ-CP thì: tổ chức, cá nhân chỉ được sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp (trong đó có mặt hàng khí N2O) khi được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất, hạn chế sản xuất, kinh doanh;

– Theo quy định tại Điều 27 Nghị định số 113/2017/NĐ-CP thì: tổ chức, cá nhân nhập khẩu hóa chất phải khai báo (trong đó có mặt hàng khí N2O) có trách nhiệm thực hiện khai báo hóa chất nhập khẩu trước khi thông quan qua Cổng thông tin một cửa quốc gia.Thông tin phản hồi khai báo hóa chất nhập khẩu qua Cổng thông tin một cửa quốc gia theo mẫu quy định tại Phụ lục VI Nghị định này, có giá trị pháp lý để làm thủ tục thông quan.

Thủ tục nhập khẩu khí N2O
Thủ tục nhập khẩu khí N2O

     2. Quy định về hóa chất nhập khẩu để sử dụng trong lĩnh vực an toàn thực phẩm:

– Theo quy định tại điểm 2.256 Thông tư số 28/2021/TT-BYT ngày 20/12/2021, khí N2O là thuộc danh mục phụ gia thực phẩm có tên tiếng Việt là “Khí nitơ oxyd”, tên tiếng Anh là “Nitrous oxide” mã số HS 2811.29.90, mục đích sử dụng làm chất khí đẩy, chất chống oxy hóa, chất tạo bọt, chất khí bao gói, chất khí đẩy.

– Theo quy định Điều 4 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP, trước khi kinh doanh, tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc trang thông tin điện tử của mình hoặc niêm yết công khai tại trụ sở của tổ chức, cá nhân và công bố trên Hệ thống thông tin dữ liệu cập nhật về an toàn thực phẩm (Trong trường hợp chưa có Hệ thống thông tin dữ liệu cập nhật về an toàn thực phẩm thì tổ chức, cá nhân nộp 01 bản qua đường bưu điện hoặc trực tiếp đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ định để lưu trữ hồ sơ và đăng tải tên tổ chức, cá nhân và tên các sản phẩm tự công bố trên trang thông tin điện tử của cơ quan tiếp nhận.

Theo quy định tại Điều 19 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP, thì doanh nghiệp nhập khẩu thực phẩm nộp/xuất trình một trong những loại chứng từ sau cho cơ quan hải để làm cơ sở thông quan, gồm: Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu đối với trường hợp  kiểm tra chặt, thông thường; hoặc hồ sơ theo khoản 1 Điều 18 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP để cơ quan hải quan kiểm tra hồ sơ và quyết định thông quan đối với trường hợp kiểm tra giảm; các trường hợp miễn kiểm tra tra nước về an toàn thực phẩm được quy định tại Điều 13 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP.

Sau khi đọc xong các chính sách trên thì thấy hơi rối rối rồi phải không. :)))

Phần tiếp theo cần tìm hiểu đó là hs code cảu khí N2O:

Như mình có nhắc qua ở trên về hs code khí N2O 28112990 có thuế nhập khẩu là 0% và có VAT là 10%. Phần hoá chất thì các bạn dựa vào Nghị định 113 để tra thông tin trong các phụ lục, có quy định rõ luôn hs code của từng chất nên cũng khá dể kiểm tra hs code của các loại hoá chất này.

Quy trình nhập khẩu khí N2O – dinitơ monoxit (nitrous oxide):

Theo như công dụng của khí N2O đã nói ở trên thì chia ra 2 trường hợp: sử dụng trong công nghiệp và sử dụng làm chất phụ gia thực phẩm:

Trường hợp 1: Nhập khẩu khí N2O – dinitơ monoxit (nitrous oxide) có mã CAS 10024-97-2 để sử dụng trong công nghiệp.

Như các bạn đã biết, nhập khẩu hoá chất điều đầu tiên cần làm kiểm tra xem hoá chất đó có mã CAS nằm trong nghị định 113 hay không. Đây là bước nền móng cho làm các công việc tiếp theo.

Có nhiều bạn hỏi mình là không cần khai báo hoá chất có sao không? Khai báo hoá chất mất bao lâu? Quy trình khai báo hoá chất như thế nào?

Mình chia sẽ ở đây luôn, là việc khai báo hoá chất là bắt buộc vì đặc tính của hoá chất là nguy hiểm, anh hưởng trực tiếp đến con người và môi trường, nên Nhà nước ta quản lý rất chặt chẽ về việc khai báo nhằm đảm bảo an toàn và thống kê được số lượng hoá chất nhập khẩu vào Việt Nam. Nhưng cũng có một số trường hợp được miễn trừ khai báo hoá chất (căn cứ Điều 28 Nghị định 113 và sửa đổi bổ sung điểm 6 vào điều 28 theo nghị định 82/2022/ NĐ-CP):

1. Hóa chất được sản xuất, nhập khẩu phục vụ an ninh, quốc phòng, ứng phó các sự cố thiên tai, dịch bệnh khẩn cấp.

2. Hóa chất là tiền chất ma túy, tiền chất thuốc nổ, vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất bảng đã được cấp phép sản xuất, nhập khẩu.

3. Hóa chất nhập khẩu dưới 10 kg/một lần nhập khẩu. Trường hợp miễn trừ nêu tại điểm này không áp dụng đối với các hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp.

4. Hóa chất là nguyên liệu sản xuất thuốc đã có Giấy chứng nhận đăng ký lưu hành thuốc tại Việt Nam, nguyên liệu sản xuất thuốc là dược chất để sản xuất theo hồ sơ đăng ký thuốc đã có Giấy chứng nhận đăng ký lưu hành thuốc tại Việt Nam.

5. Hóa chất là nguyên liệu sản xuất thuốc bảo vệ thực vật đã có Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật tại Việt Nam.

6. Thành phần hóa chất trong hỗn hợp chất thuộc Danh mục hóa chất phải khai báo có hàm lượng trong hỗn hợp nhỏ hơn 0,1%

Thủ tục nhập khẩu chai khí N2O
Thủ tục nhập khẩu chai khí N2O

Nghị định 113/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2017 thì Chính phủ cũng đã nêu rõ điều kiện kinh doanh, nhập khẩu các loại hoá chất căn cứ theo các phụ lục sau:

  • PHỤ LỤC I: DANH MỤC HÓA CHẤT SẢN XUẤT, KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP
  • PHỤ LỤC II: DANH MỤC HÓA CHẤT HẠN CHẾ SẢN XUẤT, KINH DOANH TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP – Khí N2O nằm trong phụ lục này.
  • PHỤ LỤC III: DANH MỤC HÓA CHẤT CẤM
  • PHỤ LỤC IV: DANH MỤC HÓA CHẤT NGUY HIỂM PHẢI XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ SỰ CỐ HÓA CHẤT
  • PHỤ LỤC V: DANH MỤC HÓA CHẤT PHẢI KHAI BÁO

Sau khi kiểm tra mã CAS rồi thì các bạn sẽ rơi vào một trong hai trường hợp sau

  1. A. Hoá chất cảu bạn rơi vào Phụ lục V, rơi vào phụ lục này thì quá lã đơn giản bạn chỉ cần làm khai báo hoá chất trên hệ thống 1 cửa quốc gia là được. Chỉ cần khoản 30 phút là bạn đã khai báo xong rồi (trong trườn hợp không bị lỗi hệ thống, gần đây trang khai báo hoá chất hay bị lỗi lắm nên tuỳ vào cơ duyên nhé hehe), nhưng vẫn đớ hơn lúc đầu khai báo mất cả tuần mới có kết quả lận.
  2. B. Hoá chất của bạn vừa rơi vào Phụ Lục V và còn rơi vào các phụ lục khác ở trên nữa. Thì chắc chắn rồi, bạn phải khai báo hoá chất, ngoài ra bạn cần kiểm tra xem giấy phép kinh doanh của công ty có đủ điều kiện để nhập khẩu loại hoá chất đó về hay không. Nếu giấy phép kinh doanh công ty bạn đáp ứng được thì quá là dễ dàng rồi, nhưng đa phần thì giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp không thể đáp ứng đủ do ngành hoá chất quá rộng không thể đăng ký hết được.

Trước đây không có tình trạng nhập khẩu khí N2O về để kinh doanh trong các quán bar, vũ trường,.. nên nhà nước chưa siết chặt. Nhưng hiện nay, sử dụng khí N2O (khí cười) quá phổ biến và ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người rất nhiều. Nên Nhà nước đã siết chặt mặt hàng này hơn, cho phép Hải quan kiểm tra giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp khi nhập khẩu khí N2O xem có đáp ứng được đủ điều kiện hay không. Vì chất này nằm trong danh mục hoá chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp.

Nếu phát hiện Tổng cục hải quan sẽ phối hợp với Bộ Công Thương kiểm tra xử lý vi phạm, trường hợp sau khi hàng hóa được thông quan, nếu cơ quan chức năng kiểm tra và doanh nghiệp không xuất trình được Giấy phép thì bị xử phạt hành vi “sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp mà không có Giấy phép hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp” theo quy định tại Khoản 6 Điều 17 Nghị định 71/2019/NĐ-CP ngày 30/8/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất và vật liệu nổ công nghiệp.

Cụ thể, “6. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp mà không có Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp hoặc tiếp tục hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất trong thời gian bị cơ quan có thẩm quyền đình chỉ hoạt động, tước quyền sử dụng Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp”.

Ngoài ra, còn có khả năng truy thu số lượng nhập khẩu trước đó. Vì hiện nay còn làm khai báo hoá chất hàng năm nữa nên rất nguy hiểm nếu nhập khẩu khí N2O mà giấy phép kinh doanh không có đăng ký hoá chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp.

Còn nếu Doanh nghiệp bạn đáp ứng được thì sau khi khai báo hoá chất xong thì có thể làm thủ tục hải quan nhập khẩu như bình thương và kéo hàng về kho thôi.

Vậy còn nếu nhập khẩu khí N2O – dinitơ monoxit (nitrous oxide) vào mục đích thực phẩm thì sao?

Khí N2O dùng làm phụ gia thực phẩm
Khí N2O dùng làm phụ gia thực phẩm

Có phải làm theo nghị định 113 hay không? Thấu hiểu được khó khăn đó nên ngày 15/04/2020 Tông cục Hải quan đã ban hành Công văn số 2392/TCHQ-GSQL ngày 15/04/2020 Chính sách quản lý khí N2O dùng cho thực phẩm.

Nay mình giải thích cho các bạn về công văn số 2392 này nhé. Thì theo luật mới nếu bạn nhập khẩu khí N2O về với mục đích làm thực phẩm thì bạn chỉ cần làm hồ sơ tự công bố hay giấy tiếp nhận đăng ký công bố sản phẩm thực phẩm theo nghị định số 15/2018NĐ-CP thì bạn có thể đi mở được tờ khai hải quan và không yêu cầu có giấy phép đủ điều kiện kinh doanh theo nghị định 113/2017 nữa nhé.

Quy trình làm hồ sơ tự công bố khí N2O như thế nào?

  • Bước 1: Gửi mẫu cho đơn vị mình, sau đó mình sẽ tiến hành test mẫu theo TCVN về mức độ an toàn và các chất cho phép dùng trong ngành thực phẩm.
  • Bước 2: sau khi có được kết quả test rồi thì chuẩn bị hồ sơ để tự công bố gồm tất cả các hình ảnh về lô hàng, quy cách, nhãn mác, hình ảnh chai, dung tích.
  • Bước 3: Nộp hồ sơ lên hệ thống ban an toàn y tế thành phố hoặc nơi công ty bạn đặt làm trụ sở kinh doanh theo giấy phép đăng ký kinh doanh.(áp dụng cho ở tỉnh).
  • Bước 4: tiến hành nhập khẩu hàng hóa về và mở tờ khai hải quan nơi hàng đến.
  • Bước 5: Nếu bạn không hiểu từ bước 1 đến bước 4 thì có thể gọi cho mình để được tư vấn miễn phí.

Như vậy mình đã tổng hợp tất cả những kiến thức, thông tin quan trọng nhất để có thể nhập khẩu thành công khí N2O cả cho thực phẩm và không thực phẩm. Những băn khoăn, khó khăn mà doanh nghiệp đang gặp phải chính là động lực cho công ty chúng tôi mỗi ngày luôn nỗ lực hết mình nhằm mang tới những thông tin bổ ích nhất cho quý khách hàng.

Truy cập Fanpage và Group facebook XUẤT NHẬP KHẨU HCM để cập nhật các thông tin mới nhất về xuất nhập khẩu:

Fanpage: https://www.facebook.com/xuatnhapkhauhcm/

Group: https://www.facebook.com/groups/1073402229658531/

Khắc – TTHQSaiGon

Liên hệ:

Skype: khac5579

SĐT: 0949 63 53 89 / 0896 44 44 66

Email: tthqsaigon@tthqsaigon.net

www.tthqsaigon.net

Where there is a will, there is a way.!!!

Liên quan:

THỦ TỤC NHẬP KHẨU DẦU NHỚT ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG 2T, 4T

THỦ TỤC NHẬP KHẨU CHĂN GA GỐI ĐỆM

THỦ TỤC NHẬP KHẨU CHAI CHỨA KHÍ – BÌNH CHỨA KHÍ

THỦ TỤC NHẬP KHẨU BÌNH HOA PHA LÊ

 THỦ TỤC NHẬP KHẨU TÃ TRẺ EM, BĂNG VỆ SINH

THỦ TỤC NHẬP KHẨU DẦU NHỚT ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG 2T VÀ 4T

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0896444466
icons8-exercise-96 chat-active-icon