Thủ tục nhập khẩu da thuộc mới nhất 2023

Thủ tục nhập khẩu da thuộc

Thủ tục nhập khẩu da thuộc mới nhất

        Các sản phẩm làm từ da thuộc chắc hẳng không còn quá xa lạ với mọi người và hơn thế nữa các sản phẩm này lại được rất nhiều người ưa thích. Vì chúng có mẫu mã đẹp, bền, sang trọng, hợp thời trang. Ngoài ra, da thuộc còn được sử dụng nhiều trong sản xuất đồ nội thất. Do nhu cầu sử dụng tăng cao nguồn nguyên liệu trong nước không đáp ứng đủ để sản xuất nên các doanh nghiệp phải nhập khẩu da thuộc từ thị trường nước ngoài về để sản xuất.

Vậy việc nhập khẩu da thuộc có vướn phải các quy định gì? Có phải làm kiểm dịch hay kiểm tra chất lượng Nhà nước hay không? Đây là những câu hỏi mà các nhà nhập khẩu luôn luôn nghỉ tới.

Do mình cũng đã làm qua mặt hàng này rồi nên cũng muốn chia sẽ với các bạn về thủ tục nhập khẩu da thuộc, các sản phẩm da thuộc để các bạn cùng nắm rõ hơn nhé.

Da thuộc là gì?

Da thuộc (Leather) là một dạng vật liệu bền và dẻo được tạo thành thông qua quá trình thuộc da từ da động vật như da bò, trâu, dê, cừu non, nai, cá sấu, đà điểu… Da thuộc được sản xuất bằng nhiều phương pháp khác nhau, từ quy mô cá thể đến quy mô công nghiệp.” – Theo Wikipedia.

Da thuộc là gì
Da thuộc là gì

Phương pháp da thuộc như:

  • Da thuộc bằng Crom (Chrome-tanned leather): phương pháp này được sáng chế năm 1858, sử dụng Cr2(SO4)3 • 12(H2O) và các loại muối Crom khác. Phương pháp này tạo ra sản phẩm mềm, dẻo hơn và không bị mất màu, mất kiểu dáng như phương pháp Da thuộc thực vật. Phương pháp này tạo ra sản phẩm có màu xanh do có Crom và cũng tạo ra được nhiều màu khác. Phương pháp này chỉ mất khoảng 1 ngày để hoàn thành. Do đó làm cho phương pháp này trở nên phổ biến. Có báo cáo cho biết phương pháp này chiếm tới 80 % nguồn cung toàn cầu.
  • Da thuộc thực vật (Vegetable-tanned leather)
  • Da thuộc bằng Anđêhit (Aldehyde-tanned leather)
  • Da thuộc bằng Fomanđêhit (Formaldehyde tanning)
  • Brain tanned leathers
  • Chamois leather
  • Rose tanned leather
  • Synthetic-tanned leather
  • Alum-tanned leather
  • Rawhide

Con người tạo ra nhiều sản phẩm khác nhau từ da thuộc bao gồm quần áo, giày, mũ, ví, thắt lưng, huy hiệu, bìa bọc sách, giấy da và bọc các đồ đạc trong nhà…

=> Da thuộc là sản phẩm được sản xuất từ động vật. Đa số các mặt hàng liên quan tới Động vật và thực vật khi nhập khẩu đều phải làm thủ tục kiểm dịch động vật, kiểm dịch thực vật tại cảng khi nhập khẩu về Việt Nam. Do đó, khi nhập khẩu bất kỳ sản phẩm nào liên quan tới 2 lĩnh vực thực vật và động vật bạn hãy chú ý kỹ, kiểm tra xem hàng hóa bạn nhập khẩu có thuộc loại hàng trong danh mục phải kiểm dịch hay không nhé!

Da thuộc nhập khẩu
Da thuộc nhập khẩu

Xem thêm:

THỦ TỤC NHẬP KHẨU TRÁI CÂY TƯƠI

THỦ TỤC NHẬP KHẨU THỊT TRÂU ĐÔNG LẠNH, THỊT BÒ ĐÔNG LẠNH.

Khi nhắc tới da động vật thì điều đầu tiên nghỉ đến trong đầu là phải kiểm dịch động vật rồi phải không nào!!

         Lúc đầu mình cũng nghỉ như các bạn vậy, nhưng khi tìm hiểu kỹ thì thấy có Quyết định số 4758/QĐ-BNN- TY ngày 18/11/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quy định về việc nhập khẩu da thuộc như sau: “Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nhập khẩu sản phẩm da thuộc từ các nước vào Việt Nam hoặc xuất khẩu sản phẩm da sang các nước theo đúng quy định, Cục Thú y đã đề nghị Tổng cục Hải quan chỉ đạo các cơ quan Hải quan cửa khẩu không yêu cầu các doanh nghiệp phải đăng ký kiểm dịch đối với sản phẩm da thuộc nhập khẩu theo các mã HS: 4104, 4105, 4106, 4107, 4112.00.00, 4113, 4114 và 4115“.

Và đồng thời Cục Thú y cũng nhắc các cơ quan thú y cửa khẩu chỉ thực hiện việc kiểm dịch và cấp giấy chứng nhận kiểm dịch đối với sản phẩm da thuộc xuất khẩu từ Việt Nam sang các nước theo yêu cầu của nước nhập khẩu hoặc theo yêu cầu của chủ hàng.

Các Chi cục Hải quan cửa khẩu lưu ý không yêu cầu kiểm dịch các lô hàng sản phẩm da động vật nhập khẩu theo các mã HS trên, tránh gây phiền hà cho doanh nghiệp.

Mình nói luôn phần hàng xuất để các bạn hiểu thêm luôn :))

==>> Do đó, da thuộc nhập khẩu không phải làm kiểm dịch động vật nhé các bạn.

Về mã hs code và thuế nhập khẩu da thuộc các bạn có thể tham khảo như sau:

  • 4104 — Da thuộc hoặc da mộc của động vật họ trâu bò (kể cả trâu) hoặc động vật họ ngựa, không có lông, đã hoặc chưa lạng xẻ, nhưng chưa được gia công thêm.
  • 4105 — Da thuộc hoặc da mộc của cừu hoặc cừu non, không có lông, đã hoặc chưa lạng xẻ, nhưng chưa được gia công thêm.
  • 4106 — Da thuộc hoặc da mộc của các loài động vật khác, không có lông, đã hoặc chưa xẻ, nhưng chưa được gia công thêm.

Từ mã hs 4104 đến mã hs 4106 sẽ có thuế nhập khẩu từ 0 – 5%

  • 4107 — Da thuộc đã được gia công thêm sau khi thuộc hoặc làm mộc, kể cả da giấy, của động vật họ trâu bò (kể cả trâu) hoặc của động vật họ ngựa, không có lông, đã hoặc chưa xẻ, trừ da thuộc nhóm 41.14.
  • 4112 — Da thuộc đã được gia công thêm sau khi thuộc hoặc làm mộc, kể cả da giấy, của cừu hoặc cừu non, không có lông, đã hoặc chưa xẻ, trừ da thuộc nhóm 41.14.
  • 4113 — Da thuộc đã được gia công thêm sau khi thuộc hoặc làm mộc, kể cả da giấy, của các loài động vật khác, không có lông, đã hoặc chưa xẻ, trừ da thuộc nhóm 41.14.
  • 4114 — Da thuộc dầu (kể cả da thuộc dầu kết hợp); da láng và da láng bằng màng mỏng được tạo trước; da nhũ kim loại.
  • 4115 — Da thuộc tổng hợp với thành phần cơ bản là da thuộc hoặc sợi da thuộc, dạng tấm, tấm mỏng hoặc dạng dải, có hoặc không ở dạng cuộn; da vụn và phế liệu khác từ da thuộc hoặc da tổng hợp, không phù hợp dùng cho sản xuất hàng da; bụi da và các loại bột da.

Các mã hs này có thuế nhập khẩu từ 5 – 10 %.

Nhập khẩu da thuộc
Nhập khẩu da thuộc

Về phần thủ tục hải quan nhập khẩu da thuộc các bạn cần chuẩn bị 1 bộ chứng từ đầy đủ gồm:

  • Tờ khải nhập khẩu
  • Bill of lading
  • Invoice
  • Packing list
  • Chứng nhận xuất xứ (C/O) để hưởng thuế ưu đãi .

Ngoài ra, nếu bạn là doanh nghiệp lần đầu tiên làm thủ tục nhập khẩu da thuộc. Hãy gửi mail đến bộ phận hỗ trợ của Tổng cục Hải quan để cập nhật thông tin doanh nghiệp lên hệ thống Hải quan. Sau đó, đăng ký tài khoản Hải quan, lấy thông tin Vnacss để khai báo trên phần mềm khai báo Hải quan điện tử. ==>Phần này nếu bên mình cung cấp dịch vụ thì bên mình sẽ hỗ trợ luôn đăng ký miễn phí cho Doanh nghiệp của bạn.

Chỉ cần các chứng từ đơn giản như vậy thôi nộp lên Hải quan thì các bạn có thể lấy hàng về được rồi. Cũng hông quá phức tạp phải không.

Quan trọng là mình xác định được sản phẩm da thuộc mình nhập về thuộc loại nào để áp mã hs code cho phù hợp để tránh bị hải quan hạnh họe thôi.

Nếu cần hổ trợ tư vấn thêm về vận chuyển quốc tế hay thủ tục hải quan nhập khẩu da thuộc các bạn liên hệ mình để được tư vấn thêm nhé.

Truy cập Fanpage và Group facebook XUẤT NHẬP KHẨU HCM để cập nhật các thông tin mới nhất về xuất nhập khẩu:

Fanpage: https://www.facebook.com/xuatnhapkhauhcm/

Group: https://www.facebook.com/groups/1073402229658531/

Nguồn TTHQSaiGon

Liên hệ:

Skype: khac5579

SĐT: 0949 63 53 89 | 0896 4444 66

Email: tthqsaigon@tthqsaigon.net

www.tthqsaigon.net | www.tthqsaigon.com

Where there is a will, there is a way.!!!

Liên quan

QUY TRÌNH NHẬP KHẨU XE NÂNG

THỦ TỤC NHẬP KHẨU XE ĐẠP

ĐĂNG KÝ KIỂM TRA CƠ SỞ SẢN XUẤT CỦA DOANH NGHIỆP GIA CÔNG, SXXK

2 thoughts on “Thủ tục nhập khẩu da thuộc mới nhất 2023

  1. Pingback: SOC trong xuất nhập khẩu là gì, sự khác biệt giữa SOC và COC năm 2023 | tthqsaigon.net

  2. Pingback: 1 VÀI LƯU Ý VỀ CHỨNG TỪ THANH TOÁN QUA NGÂN HÀNG KHI LÀM HOÀN THUẾ HÀNG HÓA XNK. | tthqsaigon.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0896444466
icons8-exercise-96 chat-active-icon