Hướng dẫn báo cáo quyết toán theo thông tư 39
Nội dung bài viết
Báo cáo quyết toán (BCQT) là các tổ chức, cá nhân định kỳ thực hiện báo cáo tình hình sử dụng nguyên phụ liệu, vật tư nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu với cơ quan hải quan theo năm tài chính được quy định cụ thể tại điều 60 của Thông tư 39/2018/TT–BTC ngày 20 tháng 04 năm 2018.
Báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu cụ thể như sau (trích điều 60 của thông tư 39):
1. Tổ chức, cá nhân có hoạt động gia công, sản xuất xuất khẩu (bao gồm DNCX) thực hiện cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động nhập kho nguyên liệu, vật tư nhập khẩu, xuất kho nguyên liệu, vật tư; nhập kho thành phẩm, xuất kho thành phẩm và các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 30 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này từ hệ thống quản trị sản xuất của tổ chức, cá nhân với Chi cục Hải quan nơi đã thông báo cơ sở sản xuất thông qua Hệ thống. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm cung cấp thông tin ngay sau khi phát sinh nghiệp vụ liên quan đến các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 30 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này.
Trước khi thực hiện việc trao đổi thông tin lần đầu khi kết nối với Hệ thống của cơ quan hải quan, tổ chức, cá nhân thực hiện chốt tồn đầu kỳ nguyên liệu, vật tư, sản phẩm với Chi cục Hải quan nơi đã thông báo cơ sở sản xuất.
Cơ quan hải quan có trách nhiệm công bố chuẩn dữ liệu để thực hiện việc trao đổi thông tin giữa Hệ thống của tổ chức, cá nhân với Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của hải quan.
Trên cơ sở thông tin cung cấp, cơ quan hải quan thực hiện phân tích, đánh giá sự phù hợp giữa các dữ liệu do tổ chức, cá nhân gửi qua hệ thống với dữ liệu trên hệ thống của cơ quan hải quan. Trường hợp xác định phải kiểm tra theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 59 Thông tư này thì thực hiện việc kiểm tra tình hình sử dụng, tồn kho nguyên liệu, vật tư, máy móc thiết bị và hàng hóa xuất khẩu.
2. Trường hợp tổ chức, cá nhân chưa thực hiện cung cấp thông tin theo quy định tại khoản 1 Điều này với cơ quan hải quan thì định kỳ báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu với cơ quan hải quan theo năm tài chính. Tổ chức, cá nhân nộp báo cáo quyết toán chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm tài chính hoặc trước khi thực hiện việc hợp nhất, sáp nhập, chia tách, giải thể, chuyển nơi làm thủ tục nhập khẩu nguyên liệu, vật tư cho Chi cục Hải quan nơi đã thông báo cơ sở sản xuất theo quy định tại Điều 56 Thông tư này thông qua Hệ thống.
a) Nguyên tắc lập sổ chi tiết kế toán và báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu:
Tổ chức, cá nhân có hoạt động gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu có trách nhiệm quản lý và theo dõi nguyên liệu, vật tư nhập khẩu, sản phẩm xuất khẩu từ khi nhập khẩu, trong quá trình sản xuất ra sản phẩm cho đến khi sản phẩm được xuất khẩu hoặc thay đổi mục đích sử dụng, xử lý phế liệu, phế phẩm, nguyên liệu, vật tư dư thừa, máy móc, thiết bị, sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công tiết kiệm được trong quá trình sản xuất theo quy định pháp luật trên hệ thống sổ kế toán theo các quy định về chế độ kế toán của Bộ Tài chính và theo nguồn nhập kho (nhập khẩu hoặc mua trong nước). Nguyên liệu, vật tư có nguồn gốc nhập khẩu được theo dõi chi tiết theo từng loại hình trong kỳ (nhập gia công, nhập sản xuất xuất khẩu, nhập kinh doanh, nhập lại nguyên vật liệu sau sản xuất…) đã khai trên tờ khai hải quan và chứng từ nhập kho trong kỳ.
Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm lập và lưu trữ sổ chi tiết đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu theo chứng từ hàng hóa nhập khẩu; lập và lưu trữ sổ chi tiết sản phẩm xuất kho để xuất khẩu theo hợp đồng, đơn hàng. Trường hợp tổ chức, cá nhân sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu không tách biệt được nguồn theo nguyên tắc này thì kiểm tra, xác định số lượng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu sử dụng đúng mục đích theo nguyên tắc tỷ lệ số lượng sản phẩm đầu ra được xuất khẩu đúng loại hình.
Tổ chức, cá nhân lập báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu theo hình thức nhập – xuất – tồn kho nguyên liệu, kho thành phẩm theo từng mã nguyên liệu, vật tư, mã sản phẩm đang theo dõi trong quản trị sản xuất và đã khai trên tờ khai hải quan khi nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, xuất khẩu sản phẩm.
Trường hợp quản trị sản xuất của tổ chức, cá nhân có sử dụng mã nguyên liệu, vật tư, mã sản phẩm khác với mã đã khai báo trên tờ khai hải quan khi nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, xuất khẩu sản phẩm, tổ chức, cá nhân phải xây dựng, lưu giữ bảng quy đổi tương đương giữa các mã này và xuất trình khi cơ quan hải quan kiểm tra hoặc có yêu cầu giải trình;
b) Tổ chức, cá nhân lập và nộp báo cáo quyết toán về tình hình xuất – nhập – tồn kho nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu (bao gồm cả nhập khẩu của DNCX) cho Chi cục Hải quan nơi đã thông báo cơ sở sản xuất theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 25 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này qua Hệ thống hoặc theo mẫu số 15/BCQT-NVL/GSQL Phụ lục số V ban hành kèm Thông tư này; báo cáo quyết toán về tình hình nhập – xuất – tồn kho thành phẩm được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 26 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này qua Hệ thống hoặc theo mẫu số 15a/BCQTSP-GSQL Phụ lục số V ban hành kèm Thông tư này và định mức thực tế sản xuất sản phẩm xuất khẩu theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 27 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này qua Hệ thống hoặc theo mẫu số 16/ĐMTT-GSQL Phụ lục số V ban hành kèm Thông tư này;
c) Sửa đổi, bổ sung báo cáo quyết toán:
Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nộp báo cáo quyết toán nhưng trước thời điểm cơ quan hải quan ban hành quyết định kiểm tra báo cáo quyết toán, kiểm tra sau thông quan, thanh tra, tổ chức, cá nhân phát hiện sai sót trong việc lập báo cáo quyết toán thì được sửa đổi, bổ sung báo cáo quyết toán và nộp lại cho cơ quan hải quan. Hết thời hạn 60 ngày kể từ ngày nộp báo cáo quyết toán hoặc sau khi cơ quan hải quan quyết định kiểm tra báo cáo quyết toán, kiểm tra sau thông quan, thanh tra, tổ chức, cá nhân mới phát hiện sai sót trong việc lập báo cáo quyết toán thì thực hiện việc sửa đổi, bổ sung báo cáo quyết toán với cơ quan hải quan và bị xử lý theo quy định pháp luật về thuế, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
3. Kiểm tra báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu
a) Các trường hợp kiểm tra báo cáo quyết toán: Cơ quan hải quan kiểm tra báo cáo quyết toán trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro, đánh giá quá trình tuân thủ pháp luật của tổ chức, cá nhân. Riêng đối với doanh nghiệp ưu tiên, việc kiểm tra báo cáo quyết toán thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính về áp dụng chế độ ưu tiên trong việc thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp;
b) Thẩm quyền kiểm tra: Cục trưởng Cục Hải quan ban hành quyết định kiểm tra theo mẫu số 17/QĐ-KTBCQT/GSQL Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này và tổ chức thực hiện việc kiểm tra, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi quản lý thực hiện việc kiểm tra. Trường hợp kiểm tra báo cáo quyết toán trùng với kế hoạch kiểm tra sau thông quan thì thực hiện kiểm tra sau thông quan theo kế hoạch;
c) Nội dung kiểm tra: Kiểm tra hồ sơ hải quan nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, hồ sơ hải quan xuất khẩu sản phẩm, chứng từ kế toán, sổ kế toán, chứng từ theo dõi nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị nhập kho, xuất kho và các chứng từ khác phát sinh trong kỳ báo cáo người khai hải quan phải lưu theo quy định tại Điều 16a Thông tư này. Trường hợp kiểm tra các nội dung quy định trên mà cơ quan hải quan phát hiện có dấu hiệu vi phạm nhưng chưa đủ cơ sở để kết luận thì thực hiện kiểm tra tình hình sử dụng, quản lý nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng hóa xuất khẩu từ khi nhập khẩu, trong quá trình sản xuất ra sản phẩm cho đến khi sản phẩm được xuất khẩu hoặc thay đổi mục đích sử dụng, xử lý phế liệu, phế phẩm, nguyên liệu, vật tư dư thừa, máy móc, thiết bị, sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công tiết kiệm được trong quá trình sản xuất theo quy định pháp luật;
d) Thời gian, trình tự, thủ tục và xử lý kết quả kiểm tra thực hiện theo thẩm quyền, trình tự, thủ tục kiểm tra tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị tại trụ sở người khai hải quan quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 59 Thông tư này. Riêng Biên bản kiểm tra báo cáo quyết toán và kết luận kiểm tra báo cáo quyết toán thực hiện theo mẫu số 17a/BBKT-BCQT/GSQL và mẫu số 17b/KLKT-BCQT/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này.
4. Xử lý quá hạn nộp báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị và hàng hóa xuất khẩu
a) Khi hết hạn nộp báo cáo quyết toán, Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục quyết toán thực hiện các công việc sau:
a.1) Có văn bản mời tổ chức, cá nhân đến cơ quan hải quan lập biên bản vi phạm để xử lý theo quy định;
a.2) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày gửi văn bản, tổ chức, cá nhân không đến làm việc thì cơ quan hải quan thực hiện điều tra xác minh tại địa chỉ đăng ký kinh doanh;
a.3) Thực hiện kiểm tra hồ sơ hoặc kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa đối với các lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu tiếp theo của tổ chức, cá nhân;
a.4) Phối hợp với cơ quan chức năng để điều tra, xác minh, truy tìm đối với tổ chức, cá nhân có dấu hiệu bỏ trốn khỏi địa chỉ đăng ký kinh doanh.
b) Biện pháp xử lý sau khi đã thực hiện đôn đốc, điều tra, xác minh, truy tìm:
b.1) Đối với tổ chức, cá nhân không báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị nhưng vẫn còn hoạt động, cơ quan hải quan lập biên bản vi phạm để xử lý theo quy định và chuyển thông tin để thực hiện kiểm tra sau thông quan, thanh tra chuyên ngành;
b.2) Đối với tổ chức, cá nhân bỏ trốn, mất tích mà cơ quan hải quan không có định mức thực tế để xác định số tiền thuế thì sử dụng định mức thực tế đối với hàng hóa tương tự của tổ chức, cá nhân khác. Sau khi xác định được số tiền thuế thì hoàn thiện hồ sơ và chuyển toàn bộ hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền điều tra về tội buôn lậu, trốn thuế theo quy định của Bộ Luật hình sự.”
Những loại hình doanh nghiệp cần lập báo cáo quyết toán
Lập báo cáo quyết toán là thủ tục nhất thiết phải có đối với ba loại hình doanh nghiệp sau:
- Loại hình gia công: Quyết toán 1 năm tài chính
- Loại hình sản xuất xuất khẩu: Không có đề nghị hoàn thuế, không thu thuế, trừ trường hợp đã hoàn thuế/ không thu thuế theo thông tư 16120/BTC-TCHQ
- Doanh nghiệp chế xuất (gồm gia công và SXXK)
Quy định tại thông tư số 200/2014/TT-BTC hoặc Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC, một doanh nghiệp nếu làm nhiều loại hình thì làm báo cáo quyết toán riêng cho từng loại hình.
Đối với doanh nghiệp hoạt động sản xuất xuất khẩu (bao gồm cả trong khu phi thuế quan và hoạt doanh nghiệp chế xuất thực hiện hoạt động sản xuất xuất khẩu)
Doanh nghiệp gia công cho thương nhân nước ngoài (gồm cả doanh nghiệp trong khu phi thuế quan và doanh nghiệp chế xuất nhận gia công) cần lập sổ chi tiết, tổng hợp theo dõi nguyên vật liệu nhập khẩu, thành phẩm xuất khẩu từ các tài khoản tương ứng 152, 155.
Trường hợp tiêu hủy nguyên vật liệu hoặc hỏa hoạn, thiên tai, tai nạn bất ngờ đã được xử lý miễn, giảm, hoàn, không thu thuế thì ghi cụ thể ra.
Các trường hợp kiểm tra báo cáo quyết toán
- BCQT của tổ chức, cá nhân lần đầu nộp.
- BCQT có sự chênh lệch bất thường về số liệu so với hệ thống của cơ quan Hải quan.
- Kiểm tra sau hoàn thuế, không thu thuế tại trụ sở doanh nghiệp.
- Kiểm tra BCQT trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro.
Các bước thực hiện báo cáo quyết toán (BCQT):
Bước 1: Thu thập và tổng hợp số liệu từ các bộ phận liên quan:
Tại bước này, người lập báo cáo quyết toán cần tổng hợp các số liệu từ một số bộ phận trong công ty:
- Số liệu từ bộ phận quản lý kho, quản lý sản xuất: số liệu về kiểm kê hàng hóa, phiếu xuất nhập kho,…
- Phòng kế toán cần cung cấp số liệu về chi phí, doanh thu: chi phí sản xuất, hóa đơn phí gia công, chi phí mua nguyên vật liệu, hóa đơn bán thành phẩm,…
- Số liệu từ bộ phận xuất nhập khẩu: số liệu theo tờ khai, định mức tiêu hao nguyên vật liệu (từ bộ phận kỹ thuật).
Bước 2: Bộ phận xuất nhập khẩu tập hợp số liệu và lập bảng báo cáo quyết toán
Tập hợp số liệu đã thu thập, lập bảng thống kê NVL, thành phẩm.
Tính tổng nguyên vật liệu, thành phẩm để xác định số liệu tồn đầu kỳ, nhập trong kỳ, xuất trong kỳ, tồn cuối kỳ.
Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ lập báo cáo quyết toán
7 loại hồ sơ doanh nghiệp cần chuẩn bị để lập báo cáo quyết toán:
- Các chứng từ ngoại thương liên quan đến NVL, nhập khẩu (HĐ, INV, PKL,…).
- Các bảng định mức, điều chỉnh định mức
- Các tờ khai Hải quan, nhập khẩu, xuất khẩu
- Phiếu nhập, xuất kho đối với toàn bộ NVL, sản phẩm có liên quan trong kỳ báo cáo
- Các chứng từ liên quan đến phế liệu, phế thải
- Báo cáo tài chính, các khoản hạch toán chi tiết liên quan đến các số liệu báo cáo
- Chứng từ chứng minh việc xử lý NVL dư thừa sau khi kết thúc năm tài chính (ví dụ: hình thức bán, tái xuất, …)
Một số lưu ý khi nộp báo cáo quyết toán hải quan
Thứ nhất là giữa sổ sách ghi nhận mã nguyên vật liệu/thành phẩm có sự khác nhau
Thứ hai là định mức thực tế có thể không chính xác do trong quá trình sản xuất tỷ lệ hao hụt thay đổi
Thứ ba là giữ số liệu kế toán, hồ sơ hải quan và báo cáo quyết táo có những chênh lệch không giải thích được trong việc sử dụng nguyên vật liệu để sản xuất thành phẩm
Thứ tư, hệ thống kế toán của nhiều doanh nghiệp chưa đáp ứng được việc kết xuất số liệu nhanh, phục vụ lập báo cáo quyết toán
Vì sao cần thuê dịch vụ tư vấn báo cáo quyết toán của TTHQSaiGon
- Nhiều doanh nghiệp, nhà máy không có cán bộ chuyên trách về khai báo hải quan và theo dõi tình hình nhập khẩu, sản xuất
- Có rất nhiều khó khăn trong việc theo dõi và quản lý nguyên vật liệu. Đặc biệt là giữa nguyên vật liệu nhập khẩu và mua trong nước. Điều này khiến cho doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc nộp báo cáo quyết toán, và cần chuyên gia tư vấn và hỗ trợ
- Chuyên viên của TTHQSaiGon sẽ giúp khách hàng không chỉ theo dõi định mức nguyên vật liệu, mà còn giúp giải thích, đối chiếu số liệu với cơ quan hải quan. Điều này giúp đỡ doanh nghiệp giải quyết được rất nhiều bối rối trong quá trình làm việc
- TTHQSaiGon luôn cập nhật kịp thời quy định pháp luật mới nhất về luật hải quan, cũng như các thông tư, nghị định hướng dẫn thi hành luật
Truy cập Fanpage và Group facebook XUẤT NHẬP KHẨU HCM để cập nhật các thông tin mới nhất về xuất nhập khẩu:
Fanpage: https://www.facebook.com/xuatnhapkhauhcm/
Group: https://www.facebook.com/groups/1073402229658531/
Nguồn: Khắc – TTHQSaiGon
Liên hệ:
Skype: khac5579
SĐT: 0949 63 53 89 / 0896 4444 66
Email: khac5579@gmail.com
Where there is a will, there is a way.!!!
Liên quan:
KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN LÀ GÌ? QUY TRÌNH KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN
MẪU 12 ĐĂNG KÝ KIỂM TRA CƠ SỞ SẢN XUẤT CỦA DOANH NGHIỆP SXXK, GIA CÔNG
Pingback: Hồ sơ cần thiết cho kiểm tra sau thông quan 2022 | tthqsaigon.net
Pingback: Thủ tục nhập khẩu máy giặt 2022 | tthqsaigon.net
Pingback: 1 số mã loại hình xuất nhập khẩu thường dùng | tthqsaigon.net
Pingback: CÁC KÝ HIỆU TRONG BIỂU THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU 2020 | tthqsaigon.net
Pingback: CO cấp trước ngày tàu chạy có hợp lệ không? | tthqsaigon.net
Pingback: Thủ tục nhập khẩu thịt trâu đông lạnh 2023 | tthqsaigon.net