Thủ tục xuất khẩu dây lục bình
Nội dung bài viết
Ngoài xuất khẩu nông sản thì nước ta còn có thế mạnh xuất khẩu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, nguyên liệu sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ. Có rất nhiều loại nguyên liệu để sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ như: chỉ xơ dừa, dây lục bình, dây mây, song, giang, tre, gỗ, cói, đất, sừng,…Vậy để xuất khẩu dây lục bình nói riêng, các nguyên liệu sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ hay các đồ thủ công mỹ nghệ thành phẩm thì phải làm thế nào? Hs code các sản phẩm này và thuế xuất khẩu là bao nhiêu? Chính sách xuất khẩu có gì đặc biệt?
Ngoài ra còn rất nhiều câu hỏi nữa, mình sẽ giúp các bạn giải đáp các câu hỏi trên qua 1 ví dụ cụ thể về xuất khẩu dây lục bình mà mình đã và đang làm để hỗ trợ khách xuất khẩu.
Đầu tiên, chúng ta tìm hiểu sơ qua về lục bình xuất khẩu.
Lục bình còn gọi là bèo tây, tên khoa học là Ponterediaceal. Trước đây, nhất là vào mùa lũ, lục bình thường kín các mặt sông làm ách tắc giao thông đường thủy khu vực Đồng Bằng sông Cửu Long.
Nhưng hiện nay, người dân ở khu vực Đồng Bằng sông Cửu Long đã biết tận dụng lục bình đem phơi khô, sơ chế lại rồi tạo thành các sản phẩm thủ công mỹ nghệ để bán hoặc xuất khẩu đi nước ngoài.
Thái Lan, Philippines làm sản phẩm lục bình 20 năm nay nhưng giá rất đắt. Việt Nam là nơi có nguồn nguyên liệu dồi dào, nhân công rẻ, kỹ thuật sắc sảo không thua kém các nước, chỉ cần thiết kế kỹ thuật, chế tác thêm nhiều mẫu mã mới lạ sẽ có khả năng cạnh tranh cao và vương lên đứng đầu thế giới…
Về chính sách xuất khẩu dây lục bình:
Vì đây là sản phẩm từ nông nghiệp được nhà nước ta khuyến khích xuất khẩu, đồng thời dây lục bình phơi khô cũng không thuộc danh sách các loại hàng hoá cấm xuất khẩu hoặc xuất khẩu có điều kiện.
==> Do đó thủ tục hải quan xuất khẩu dây lục bình có thể làm bình thường như các loại hàng hoá khác.
Về hs code và thuế xuất khẩu dây lục bình:
Bất cứ mặt hàng nào khi xuất khẩu cũng cần xác định được mã HS để tra cứu các chính sách và quy định liên quan khi xuất sang nước ngoài. Và với mặt hàng dây lục bình nói riêng và đồ thủ công mỹ nghệ nói chung cũng vậy.
Đối với dây lục bình hay còn gọi là dây bèo tây – dry water hyacinth thì các bạn có thể tham khảo các hs code sau:
- Mã HS 14019000: dây lục bình phơi khô
- Mã HS 460129: dây lục bình đã tết bệnh
Ngoài ra, các loại hàng hoá thủ công mỹ nghệ khác thông thường để xác định được mã HS, mọi người sẽ chia ra làm 2 nhóm gồm:
- Nhóm sản phẩm mang tính sử dụng như bàn, ghế, tủ, chén, đĩa,… hay còn gọi là các mặt hàng nội thất.
- Nhóm sản phẩm mang tính trưng bày như bình, chậu hoa, giỏ, túi xách,…
Theo đó, căn cứ vào Biểu thuế xuất khẩu, có thể xác định mã HS của mặt hàng thủ công mỹ nghệ thuộc Chương 46: Sản phẩm làm từ rơm, có giấy hoặc từ các loại vật liệu tết bện khác; Các sản phẩm bằng liễu gai và song mây.
Cụ thể, trong Chương 46 bao gồm nhiều mã HS lớn, nhỏ mô tả chi tiết về từng mặt hàng. Một số mã HS có thể kể đến như:
- Mã HS 4602.11: Từ tre
- Mã HS 4602.12: Từ song mây
- Mã HS 4602.19: Loại khác
Đối với mặt hàng thủ công mỹ nghệ, khi xuất khẩu mức thuế được quy định là 0%. Tức là mặt hàng này không phải chịu thuế theo quy định.
Thủ tục xuất khẩu dây lục bình ( dây bèo tây – dry water hyacinth)
So với các mặt hàng nông sản thì xuất khẩu dây lục bình hay sản phẩm thủ công mỹ nghệ thì đơn giản hơn nhiều. Bởi vì hàng này không có chính sách gì đặc biệt công với hàng xuất được nhà nước khuyến khích xuất khẩu nữa nên thủ tục khá đơn giản.
Theo đó, bộ hồ sơ xuất khẩu dây lục bình cần chuẩn bị gồm:
- Đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp xuất khẩu (nếu lần đầu xuất khẩu thì doanh nghiệp cần có, nhưng nếu đã xuất khẩu nhiều lần thì không cần)
- Tờ khai hàng xuất khẩu theo mẫu đã được quy định
- Contract – hợp đồng thương mại
- Commercial Invoice (Hóa đơn thương mại)
- Packing List (Phiếu đóng gói)
- Bill of Lading (Vận đơn hãng tàu)
- Phytosanitary certificate (Chứng nhận kiểm dịch)
- Certificate of Origin (C/O nếu có)
* Lưu ý: Khi xuất khẩu, có thể doanh nghiệp phải chuẩn bị thêm giấy chứng nhận hun trùng nếu hàng hóa xuất khẩu đóng gói Pallet bằng gỗ. Giấy phép này được áp dụng đối với thùng đóng gói còn về mặt hàng thì không yêu cầu. Doanh nghiệp nên lưu ý vấn đề này để đảm bảo thực hiện đúng và đầy đủ thủ tục.
Ngoài ra, cần đảm bảo thêm dây lục bình phải được phơi khô hoàn toàn không bị ẩm móc, có thể lót bạc trong container và bỏ thêm túi hút ẩm khi đóng hàng vào cont để đảm bảo hàng hoá sạch sẽ không bị nấm mốc khi đến nước ngoài.
Đăng ký kiểm dịch thực vật dây lục bình xuất khẩu
Kiểm dịch thực vật (Phytosanitary) Các loại hàng hóa có nguồn gốc từ thực vật sẽ được nước nhập khẩu yêu cầu làm kiểm dịch thực vật nhằm ngăn chặn những loài sâu bệnh, dịch hại nguy hiểm lây lan giữa các vòng trong nước và nước ngoài. Do đó trước khi xuất khẩu thảm xơ dừa ra nước ngoài doanh nghiệp cần tiến hành thủ tục đăng ký giấy chứng nhận kiểm dịch
Bộ hồ sơ cần có để đăng ký kiểm dịch:
- Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật (theo mẫu)
- Hợp đồng
- Bill of Lading
- Invoice, Packing List
Doanh nghiệp nộp hồ sơ trực tuyến Cơ chế một cửa Quốc gia. Sau khi duyệt hồ sơ tiến hành mở tờ khai hải quan chờ kiểm dịch viên lấy mẫu dây lục bình tại Cảng.
Sau 3-5 ngày sẽ có kết quả kiểm dịch thực vật. Doanh nghiệp gửi chứng thư Phytosanitary bản gốc cho nhà nhập khẩu. TTHQSaiGon sẽ hỗ trợ doanh nghiệp lấy kết quả kiểm dịch sớm hơn trong vòng 1-2 ngày sau khi lấy mẫu kiểm dịch.
Một số lưu ý khi xuất khẩu dây lục bình bạn cần biết
Thủ tục xuất khẩu dây lục bình nói riêng, hàng thủ công mỹ nghệ nói chung tuy khá đơn giản, nhưng có rất nhiều lưu ý bạn cần quan tâm. Cụ thể, một số lưu ý bạn cần nắm được gồm:
Về shipping mark (nhãn dán hàng hóa)
Đối với hàng hóa xuất khẩu, để đảm bảo quá trình vận chuyển và làm thủ tục hải quan diễn ra thuận lợi nhất, doanh nghiệp nên dán shipping mark lên kiện hàng. Nội dung trên nhãn hàng hóa cần đảm bảo có các thông tin như:
- Tên hàng bằng tiếng Anh
- Tên đơn bị sản xuất/xuất khẩu
- Tên đơn vị nhập khẩu
- MADE IN VIETNAM (trong một số trường hợp, nếu không có thông tin này trên hàng, hải quan hiện trường có thể dừng không cho hàng đi khi tiến hành kiểm hóa)
- Số thứ tự kiện/tổng số kiện
- Ngoài ra, có thể thêm các thông tin như Số hợp đồng/ invoice trên shipping mark
- Lưu ý về sắp xếp, vận chuyển hàng hóa (nếu có)
Chứng nhận xuất xứ hàng hóa
Khi xuất khẩu, Nhà nước ta không yêu cầu người xuất khẩu làm xuất xứ Made in Vietnam cho hàng xuất khẩu. Tuy nhiên, trong rất nhiều trường hợp, người mua hàng sẽ yêu cầu người xuất khẩu làm chứng nhận xuất xứ Made in Vietnam. Với khách hàng ở các nước ký hiệp định thương mại tự do với Việt Nam thì có thể sẽ yêu cầu làm chứng nhận xuất xứ theo form trong hiệp định thương mại tự do tương ứng để người mua được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo hiệp định.
Với những chia sẻ trong bài viết này, hy vọng bạn đã nắm được thủ tục xuất khẩu dây lục bình (dây bèo tây – dry water hyacinth). Để được tư vấn, hỗ trợ chi tiết về quy trình xuất khẩu hàng hóa, bạn có thể liên hệ với TTHQSaiGon qua hotline: 0896 44 44 66.
Truy cập Fanpage và Group facebook XUẤT NHẬP KHẨU HCM để cập nhật các thông tin mới nhất về xuất nhập khẩu:
Fanpage: https://www.facebook.com/xuatnhapkhauhcm/
Group: https://www.facebook.com/groups/1073402229658531/
Khắc – TTHQSaiGon
Liên hệ:
Skype: khac5579
SĐT: 0949 63 53 89 / 0896 44 44 66
Email: tthqsaigon@tthqsaigon.net
Where there is a will, there is a way.!!!
Liên quan:
THỦ TỤC NHẬP KHẨU NỒI, XOONG, CHẢO
THỦ TỤC XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ
THỦ TỤC XUẤT KHẨU TRÁI DỪA TƯƠI
Pingback: So sánh 2 hình thức thanh toán TT và LC hiện nay | tthqsaigon.net
Pingback: Hàng 100 tấn tinh dầu quế tồn kho do vướng quy định về xuất khẩu | tthqsaigon.net
Pingback: Làm thủ tục nhập khẩu bánh kẹo chỉ với 3 bước | tthqsaigon.net
Pingback: HS code 9401 - Thủ tục nhập khẩu ghế văn phòng | tthqsaigon.net