Khi nào tick ISSUED RETROACTIVELY ô số 13 trên C/O form AANZ

Khi nào tick ISSUED RETROACTIVELY ô số 13 trên CO form AANZ

Khi nào tick ISSUED RETROACTIVELY ô số 13 trên C/O form AANZ

 

Đây là lỗi thương xuyên mắc phải khi làm C/O form AANZ nói riêng và các C/O khác nói chung. Lỗi không tick ISSUED RETROACTIVELY ô số 13 trên C/O form AANZ có thể dẫn đến việc bị bác C/O xảy ra khi nào? Làm sao để biết khi nào cần tick và khi nào không cần tick ISSUED RETROACTIVELY ô số 13.

Lưu ý bài này mình chỉ chia sẽ về trường hợp của C/O form AANZ thôi nhé, còn các trường hợp khác thì mời các bạn theo dõi các bài viết trước đó tại đây.

Khi nào thì tick ISSUED RETROACTIVELY ô số 13 trên C/O form AANZ

Căn cứ khoản 1, khoản 2 điều 10 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 31/2015/TT-BCT ngày 24/09/2015 của Bộ Công thương quy định:

1. C/O phải được cấp trong thời gian sớm nhất, nhưng không quá 03 ngày làm việc, tính từ sau ngày xuất khẩu.”

2. Trường hợp C/O không được cấp như đã nêu tại khoản 1 của Điều này do sai sót không cố ý hoặc có lý do xác đáng khác, C/O sẽ được cấp sau nhưng không quá 12 tháng tính từ ngày xuất khẩu và phải mang dòng chữ “ISSUED RETROACTIVELY”.

3. Tổ chức cấp C/O nước trung gian là thành viên có thể cấp C/O giáp lưng nếu đơn đề nghị cấp C/O giáp lưng được người xuất khẩu nộp vào thời điểm hàng hóa đang được vận chuyển qua nước thành viên trung gian, với điều kiện:

a) Xuất trình C/O bản gốc hoặc bản sao có đóng dấu «sao y bản chính» còn giá trị hiệu lực;

b) Thời hạn hiệu lực của C/O giáp lưng không vượt quá thời hạn hiệu lực của C/O bản gốc;

c) Hàng hóa tái xuất khẩu sử dụng C/O giáp lưng không được trải qua thêm bất kỳ công đoạn gia công nào tại nước thành viên trung gian, trừ trường hợp đóng gói lại hàng, hoặc các hoạt động hậu cần như dỡ hàng, bốc lại hàng, lưu kho, hoặc bất kỳ hoạt động cần thiết nào khác nhằm bảo quản hàng hóa trong điều kiện tốt hoặc để vận chuyển chúng đến nước thành viên nhập khẩu;

d) C/O giáp lưng phải bao gồm các thông tin liên quan đến C/O ban đầu phù hợp với yêu cầu thông tin tối thiểu nêu tại Phụ lục IV; và

đ) Thủ tục kiểm tra quy định tại Điều 17 và Điều 18 của Phụ lục này sẽ được áp dụng đối với C/O giáp lưng.

==>> Như vậy, trường hợp C/O không được cấp theo đúng quy định tại khoản 1 điều 10 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 31/2015/TT-BCT do sai sót không cố ý hoặc có lý do xác đáng khác, C/O sẽ được cấp sau nhưng không quá 12 tháng tính từ ngày xuất khẩu và phải mang dòng chữ “ISSUED RETROACTIVELY” và đánh dấu √ (bằng tay hoặc in bằng máy vi tính) vào ô “Issued Retroactively” vào ô số 13.

co-form-aanz
co-form-aanz

Các thông tin cần phải kê khai trên C/O AANZ

C/O phải được khai bằng tiếng Anh và đánh máy (trừ trường hợp hướng dẫn ở khoản 15 dưới đây). Nội dung khai phải phù hợp với các chứng từ quy định tại Điều 5 và Điều 6 của thông tư. Nội dung kê khai C/O cụ thể như sau:

1. Ô số 1: tên giao dịch của người xuất khẩu, địa chỉ, tên quốc gia xuất khẩu (Việt Nam).

2. Ô số 2: Tên người nhận hàng, địa chỉ, tên nước.

3. Ô trên cùng bên phải ghi số tham chiếu (do Tổ chức cấp C/O ghi). Số tham chiếu gồm 13 (mười ba) ký tự, chia làm 5 nhóm, với cách ghi cụ thể như sau:

a) Nhóm 1: tên viết tắt nước thành viên xuất khẩu là Việt Nam, gồm 02 (hai) ký tự là “VN”;

b) Nhóm 2: tên viết tắt của nước thành viên nhập khẩu thuộc Hiệp định AANZFTA, gồm 02 (hai) ký tự như sau:

AU: Ôtx-trây-li-a MY: Ma-lai-xi-a
BN: Bru-nây MM: Mi-an-ma
KH: Cam-pu-chia PH: Phi-lip-pin
ID: In-đô-nê-xi-a SG: Xinh-ga-po
LA: Lào TH: Thái Lan
NZ: Niu-di-lân

c) Nhóm 3: năm cấp C/O, gồm 02 (hai) ký tự. Ví dụ: cấp năm 2009 sẽ ghi là “09”;

d) Nhóm 4: tên Tổ chức cấp C/O, gồm 02 (hai) ký tự. Danh sách các Tổ chức cấp C/O được quy định cụ thể tại Phụ lục VIII. Danh sách này được Bộ Công Thương cập nhật thường xuyên khi có sự thay đổi về các Tổ chức cấp C/O;

đ) Nhóm 5: số thứ tự của C/O, gồm 05 ký tự;

e) Giữa nhóm 1 và nhóm 2 có gạch ngang “-”. Giữa nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5 có dấu gạch chéo “/”.

Ví dụ: Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực thành phố Hồ Chí Minh cấp C/O mang số thứ 6 cho một lô hàng xuất khẩu sang Niu-di-lân trong năm 2009 thì cách ghi số tham chiếu của C/O này sẽ là: VN-NZ09/02/00006.

4. Ô số 3: ngày khởi hành, tên phương tiện vận tải (nếu gửi bằng máy bay thì đánh “By air”, nếu gửi bằng đường biển thì đánh tên tàu) và tên cảng dỡ hàng.

5. Ô số 4: cơ quan Hải quan tại cảng hoặc địa điểm nhập khẩu sẽ đánh dấu √ vào ô thích hợp.

6. Ô số 5: số thứ tự các mặt hàng (nhiều mặt hàng ghi trên 1 C/O, mỗi mặt hàng có một số thứ tự riêng).

7. Ô số 6: ký hiệu và số hiệu của kiện hàng.

8. Ô số 7: số lượng kiện hàng, loại kiện hàng, mô tả hàng hóa (bao gồm mã HS của nước nhập khẩu ở cấp 6 số và tên thương hiệu hàng (nếu có)).

9. Ô số 8: ghi tiêu chí xuất xứ của hàng hóa:

Hàng hóa được sản xuất tại nước ghi đầu tiên ở ô số 11 của C/O:

Điền vào ô số 8:

a) Hàng hóa có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại nước xuất khẩu theo điểm a khoản 1 Điều 2 của Phụ lục I

WO

b) Hàng hóa được sản xuất toàn bộ theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 2 của Phụ lục I

PE

c) Hàng hóa có xuất xứ không thuần túy với điều kiện hàng hóa đó đáp ứng Điều 4 của Phụ lục I

– Thay đổi mã số hàng hóa (áp dụng ghi chung cho các tiêu chí CC, CTH hoặc CTSH)

– Hàm lượng giá trị khu vực

– Hàm lượng giá trị khu vực + Thay đổi mã số hàng hóa

– Loại khác, bao gồm tiêu chí công đoạn gia công chế biến cụ thể

Một số ví dụ áp dụng cho trường hợp ghi “Other”:

(i) Không thay đổi mã số hàng hóa với điều kiện sản phẩm được nấu trong lãnh thổ của các nước thành viên;

(ii) Không thay đổi mã số hàng hóa với điều kiện sản phẩm được sản xuất bằng quy trình tinh chế;

(iii) CTSH, ngoại trừ từ 2523.29 đến 2523.90;

(iv) Sản phẩm thuộc phân nhóm này có xuất xứ tại nước thành viên nơi sinh ra sản phẩm này từ việc sản xuất hoặc tiêu thụ;

(v) Nếu hàng hóa là kết quả của một “phản ứng hóa học”.

CTC

RVC

VD: CTSH + RVC 35%

Other

10. Ô số 9: trọng lượng cả bì của hàng hóa (hoặc đơn vị đo lường khác) và trị giá FOB.

Việc ghi trị giá FOB được áp dụng khi tiêu chí xuất xứ là Hàm lượng giá trị khu vực (RVC) và quy định cụ thể như sau:

– Nhà xuất khẩu thuộc các nước thành viên ASEAN phải ghi trị giá FOB vào Ô số 9 trên C/O;

– Nhà xuất khẩu từ Ôtx-trây-li-a hoặc Niu-di-lân có thể lựa chọn việc ghi trị giá FOB vào Ô số 9 hoặc ghi trị giá FOB vào một bản khai báo nhà xuất khẩu (“Exporter Declaration”) riêng biệt như quy định tại Phụ lục V-C.

C/O hoặc C/O giáp lưng được cấp cho hàng hóa xuất khẩu từ hoặc nhập khẩu vào Cam-pu-chia và My-an-ma sẽ vẫn thể hiện trị giá FOB với bất kể tiêu chí xuất xứ nào trong thời gian hai (02) năm kể từ ngày Nghị định thư thứ nhất có hiệu lực hoặc sớm hơn trước đó khi được Ủy ban Thương mại Hàng hóa phê chuẩn.

11. Ô số 10: số và ngày của hóa đơn thương mại được cấp cho lô hàng nhập khẩu vào nước nhập khẩu.

12. Ô số 11:

– Dòng thứ nhất ghi tên nước xuất khẩu.

– Dòng thứ hai ghi tên nước nhập khẩu.

– Dòng thứ ba ghi địa điểm, ngày tháng năm đề nghị cấp C/O, họ tên, chữ ký của người ký đơn đề nghị cấp C/O và tên công ty đề nghị cấp C/O.

13. Ô số 12: dành cho cán bộ Tổ chức cấp C/O ghi: địa điểm, ngày tháng năm cấp C/O, chữ ký của cán bộ cấp C/O, con dấu của Tổ chức cấp C/O.

Trường hợp cấp C/O bản sao chứng thực của C/O gốc, dòng chữ “CERTIFIED TRUE COPY” và ngày cấp bản sao này được đánh máy hoặc đóng dấu lên Ô số 12 của C/O theo quy định tại Điều 11 của Phụ lục III.

14. Ô số 13:

– Đánh dấu √ vào ô “Back-to-Back Certificate of Origin” trong trường hợp tổ chức cấp C/O của nước trung gian cấp C/O giáp lưng theo khoản 3 Điều 10 của Phụ lục III;

– Đánh dấu √ vào ô “Subject of third-party invoice” trong trường hợp hóa đơn thương mại được phát hành bởi một công ty có trụ sở tại một nước thứ ba hoặc bởi nhà xuất khẩu đại diện cho công ty đó theo quy định tại Điều 22 của Phụ lục III. Số của hóa đơn do nhà sản xuất hoặc nhà xuất khẩu phát hành và số của hóa đơn (nếu biết được) do thương nhân phát hành cho việc nhập khẩu vào nước nhập khẩu cần được ghi trong Ô số 10;

– Đánh dấu √ vào ô “Issued Retroactively” trong trường hợp do sai sót không cố ý hoặc có lý do xác đáng khác theo khoản 2 Điều 10 của Phụ lục III;

– Đánh dấu √ vào ô “De Minimis” nếu hàng hóa phải áp dụng khoản 1 Điều 8 của Phụ lục I;

– Đánh dấu √ vào ô “Accumulation” trong trường hợp hàng hóa có xuất xứ của một nước thành viên được sử dụng làm nguyên liệu tại lãnh thổ của một nước thành viên khác để sản xuất ra một sản phẩm hoàn chỉnh như quy định tại Điều 6 của Phụ lục I.

15. Các hướng dẫn khác:

– Trong trường hợp có nhiều mặt hàng và/hoặc nhiều thông tin không thể kê khai hết trên C/O thì sẽ kê khai tiếp trên mẫu khai bổ sung C/O tại Phụ lục V-B;

– Trong trường hợp có nhiều mặt hàng khai trên cùng một C/O, nếu mặt hàng nào không được hưởng ưu đãi thuế quan, cơ quan Hải quan đánh dấu thích hợp vào ô số 4 và mặt hàng đó cần được khoanh tròn hoặc đánh dấu thích hợp tại ô số 5.

– Ô số 13 có thể được đánh dấu √ bằng tay hoặc in bằng máy vi tính./.

Hồ sơ đề nghị cấp C/O form AANZ

Khi doanh nghiệp thực hiện xin cấp C/O from AANZ, doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ các loại hồ sơ như sau:

  • Đơn đề nghị cấp C/O form AANZ được khai thông tin hoàn chỉnh và đúng quy định.
  • C/O form AANZ đã được khai thông tin hoàn chỉnh.
  • Bản sao có công chứng tờ khai hải quan (đã hoàn thành thủ tục hải quan). Đối với những trường hợp hàng hóa xuất khẩu không phải khai báo hải quan, cũng sẽ không phải cấp loại giấy này cho bên tổ chức cấp C/O.
  • Bản sao công chứng hóa đơn thương mại.
  • Vận đơn hoặc chứng từ vận tải tương đương (bản sao công chứng).
  • Chứng từ giải trình và chứng minh xuất xứ hàng hóa
  • Bản kê khai chi tiết mã HS nguyên liệu đầu vào và HS của đầu ra sản phẩm.
  • Bản sao công chứng quy trình sản xuất hàng hóa.
  • Bản sao công chứng tờ khai hải quan về nhập khẩu nguyên liệu dùng trong sản xuất (đối với hàng hóa sử dụng nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài).
  • Bản sao công chứng hợp đồng mua bán hoặc bản sao công chứng hóa đơn giá trị gia tăng khi mua nguyên liệu trong nước. Nếu không có hóa đơn, hay hợp đồng, phải có xác nhận của người cung cấp hoặc xác nhận chính quyền địa phương nơi cung cấp nguyên liệu.
  • Giấy phép xuất khẩu hàng hóa (nếu có)
  • Các chứng từ, tài liệu cần thiết khác.

Đối với những trường hợp tờ khai đã hoàn thành, nhưng vẫn chưa có thủ tục hải quan, doanh nghiệp xin cấp C/O vẫn có thể nợ giấy tờ này. Nhưng thời gian sẽ không quá 15 ngày kể từ khi cấp C/O.

Đối với Tổ chức cấp C/O sẽ yêu cầu người xin cấp cung cấp thêm một trong số bản chính trong bộ hồ sơ để đối chiếu ngẫu nhiên (có văn bản ghi rõ nội dung, chữ ký của người có thẩm quyền cấp C/O).

Chứng nhận xuất xứ Việt Nam - Australia
Chứng nhận xuất xứ Việt Nam – Australia

Quy trình xin cấp C/O AANZ sau:

Bước 1: Doanh nghiệp xuất khẩu khai báo đơn xin cấp C/O tại ecosys.gov.vn hoặc nộp trực tiếp tại văn phòng của Tổ chức cấp chứng nhận xuất xứ C/O. Nếu đăng ký lần đầu tiên thì bạn sẽ phải tiến hành khai báo hồ sơ thương nhân, thì mới có thể tiếp tục thực hiện quy trình xin cấp C/O form AANZ.

Bước 2: Thương nhân gửi C/O form AANZ được kê khai đầy đủ kèm các chứng từ liên quan qua hệ thống ecosys.gov.vn hoặc gửi hồ sơ đến Tổ chức cấp C/O (nơi đã đăng ký hồ sơ doanh nghiệp).

Bước 3: Tổ chức cấp C/O sẽ kiểm tra bộ hồ sơ có hợp lệ hay không, tùy vào tình trạng của bộ hồ sơ mà

  • Tổ chức cấp C/O sẽ gửi đến thương nhân một trong 5 kết quả như sau:
  • Chấp nhận C/O và báo thời gian cụ thể thương nhân sẽ nhận được CO.
  • Đề nghị bổ sung chứng từ (có đưa ra thông tin cụ thể về chứng từ cần bổ sung).
  • Đề nghị kiểm tra lại chứng từ (nêu rõ nội dung cụ thể cần kiểm tra)
  • Từ chối cấp C/O (đối với C/O được quy định tại Nghị định số 31/2018/NĐ-CP)
  • Đề nghị kiểm tra cơ sở sản xuất (theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Nghị định số 31/2018/NĐ-CP).

Bước 4: Cán bộ cấp C/O sẽ thực hiện các công việc như kiểm tra thông tin, sau đó nhập dữ liệu vào hệ thống và trình người có thẩm quyền ký cấp C/O.

Bước 5: Người có thẩm quyền của Tổ chức cấp C/O sẽ tiến hành ký cấp C/O.

Bước 6: Sau khi giấy chứng nhận xuất xứ hoàn tất, cán bộ cấp C/O sẽ đóng dấu vào sổ và trả C/O form AANZ cho doanh nghiệp

Các bạn cần lưu ý khi check C/O form AANZ

Thông thường, nhiều doanh nghiệp bị bác bỏ giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mà không biết nguyên nhân do đâu, có thể là doanh nghiệp đã sơ xuất trong:

  • Thông tin hàng hóa
  • Thông tin xuất xứ không chính xác hoặc thiếu minh bạch
  • Thiếu chữ kỳ và xác nhận từ cơ quan có thẩm quyền
  • Thời hạn chứng nhận
  • Chưa đáp ứng các quy định đặc biệt của nước nhập khẩu
  • Vấn đề từ chứng từ đi kèm…

Đối với doanh nghiệp xuất khẩu

– Am hiểm quy trình, pháp luật liên quan đến giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa bao gồm: luật thuế quan, quy định về xuất xứ, và quy tắc đặc biệt cho từng loại hàng hóa (mã HS, trị giá hải quan…) theo hiệp định thương mại đa phương AANZFTA gồm:

  • Hiệp định về hàng hóa
  • Hiệp định về dịch vụ
  • Hiệp định về đầu tư nhằm hình thành khu vực thương mại tự do ASEAN, Australia và New Zealand

– Chứng nhận xuất xứ hàng hóa và tài liệu liên quan đảm bảo tính chính xác và thống nhất:

+ Doanh nghiệp tuân thủ đúng quy định về form mẫu – định dạng – thông tin điền trên chứng từ

+ Đảm bảo tất cả các C/O và tài liệu được chứng thực và xác nhận bởi cơ quan chứng nhận có thẩm quyền hoặc đại sứ quán của nước xuất khẩu (vd: Việt Nam)

+ Xác định đúng mã HS để đảm bảo tính chính xác trong quá trình xác nhận chuyển đổi mã số hàng hóa giữa NVL đầu vào và TP sản xuất (Change of Tariff Classification – CTC)

+ Sử dụng BOM kỹ thuật khi tính toán tỷ lệ và thể hiện trên BOM giải trình:

  • Thiếu/thừa các đầu mã NVL so với thực tế
  • Sai sót về hệ số định mức so với thực tế

+ Tên hàng, mã HS trên bảng BOM giải trình giống với tờ khai và các chứng từ trong hồ sơ hải quan

+ LVC/RVC phản ánh đúng hàm lượng nội địa/khu vực của sản phẩm xuất khẩu, và thiếu các chứng từ chứng minh nguồn gốc của các NVL đầu vào

+ Không kiểm soát tồn với các tờ khai, hóa đơn đưa vào chứng nhận xuất xứ hàng hóa

– Thường xuyên kiểm tra và cập nhật các tài liệu hay giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O form AANZ để đảm bảo mọi chứng từ không bị hết hạn trước khi hàng hóa nhập khẩu;

– Hợp tác chặt chẽ với đại diện hải quan tại cảng nhập khẩu để kịp thời bổ sung – sửa đổi – xử lý các phát sinh ngoài ý muốn tại biên giới về hàng hóa và chứng nhận xuất xứ C/O form AANZ.

Đối với doanh nghiệp nhập khẩu:

– Doanh nghiệp cần chú ý đến tính thống nhất giữa các thông tin kê khai trong các chứng từ thuộc bộ hồ sơ nhập khẩu ( v.d. tờ khai, vận đơn, hóa đơn,v.v.) với chứng nhận xuất xứ hàng hóa;

– Đảm sự đồng nhất về mặt số lượng/ trọng lượng thực tế với số lượng/ trọng lượng được hàng ghi trên C/O

– C/O form AANZFTA có hóa đơn nước thứ ba nhưng không khai báo tại Ô số (7)

– Bên phát hành hóa đơn và tên quốc gia (*)

– Tránh rơi vào trường hợp không phải là mua bán qua bên thứ ba nhưng người xuất khẩu đứng tên trên C/O không phải người phát hành hóa đơn, không phải là người xuất khẩu trên tờ khai hải quan

– Đánh dấu “issued retroactively” đối với C/O cấp sau trong một số mẫu C/O

– Chữ ký của cơ quan cấp C/O không hợp lệ (không thống nhất với dữ liệu của cơ quan Hải quan)

Truy cập Fanpage và Group facebook XUẤT NHẬP KHẨU HCM để cập nhật các thông tin mới nhất về xuất nhập khẩu:

Fanpage: https://www.facebook.com/xuatnhapkhauhcm/

Group: https://www.facebook.com/groups/1073402229658531/

Khắc – TTHQSaiGon

Liên hệ:

Skype: khac5579

SĐT: 0949 63 53 89 / 0896 44 44 66

Email: tthqsaigon@tthqsaigon.net

www.tthqsaigon.net

Where there is a will, there is a way.!!!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0896444466
icons8-exercise-96 chat-active-icon