Thủ tục nhập khẩu máy giặt 2022
Nội dung bài viết
Thủ tục nhập khẩu máy giặt – Hiện nay, bên cạnh các loại thiết bị điện gia dụng như TV, máy rữa chén, lò vi sóng, máy lạnh, quạt gió, máy lọc nước,…thì máy giặt là một thiết bị không thể thiếu trong mỗi gia đình. Hầu như nhà nào cũng đều có, từ nhà trọ, nhà thuê, chung cư, nhà ở đều có sự xuất hiện của thiết bị này, nó giúp tiết kiệm được rất nhiều thời gian và công sức.
Không những thế mà còn được sử dụng để phát triển thành một dịch vụ tiện ích đó là giặc ủi cũng đang khá phổ biến ở nước ta. Chính vì nhu cầu sử dụng rất nhiều nên có rất nhiều doanh nghiệp nhập khẩu máy giặt từ nước ngoài về để kinh doanh. Vậy làm thủ tục nhập khẩu máy giặt có khó không? Chính sách quản lý mặt hàng này ở nước ta như thế nào? Thuế nhập khẩu máy giặt là bao nhiêu?
Để giải đáp các câu hỏi trên, các bạn cùng đọc xuống phía dưới để biết được quy trình nhập khẩu máy giặt để có thể nhập khẩu được mặt hàng này nhanh chóng và tiết kiệm chi phí nhé.
Đầu tiên cùng xem qua quy trình nhập khẩu máy giặt gồm các bước nào:
Bước 1: Đăng ký kiểm tra chất lượng
Bước 2: Mở tờ khai hải quan và tiến hành thông quan
Bước 3: Thử nghiệm hiệu suất năng lượng và chứng nhận hợp quy
Bước 4: Thông quan lô hàng
Bước 5: Dán nhãn năng lượng
Về chính sách nhập khẩu máy giặt thì các bạn tham khảo các thông tu và nghị định dưới đây:
- Quyết định 3810/QĐ-BKHCN về danh mục hàng hóa phải kiểm tra chất lượng thuộc quản lý của Bộ khoa học công nghệ. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký (8/12/2017) và thay thế cho quyết định 1171/2015/QĐ-BKHCN trước đây.
- Thông tư số 11/2012/TT-BKHCN ngày 12/4/2012 về việc ban hành QCVN 9:2012/BKHCN. Danh mục các mặt hàng thử nghiệm theo QCVN 9:2012/BKHCN: Máy hút bụi, Máy giặt, Tủ lạnh, Tủ giữ lạnh thương mại, tủ đá, điều hòa không khí, máy khoan cầm tay.
Tương thích điện từ (EMC) là khả năng hoạt động thoả đáng của thiết bị hoặc hệ thống trong môi trường điện từ và không tạo ra nhiễu điện từ quá mức làm ảnh hưởng đến hoạt động đúng của thiết bị khác trong môi trường đó
- Thông tư 07/2017/TT-BKHCN ngày 16/6/2017 về việc “Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 ( Danh mục hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra chất lượng thuộc quản lý của BKHCN quy định trong QĐ 1171/2015/QĐ-BKHCN)
- Công văn 2421/TĐC-HCHQ về việc hướng dẫn thực hiện thông tư 07-2017-BKHCN ngày 16/6/2017
- Quyết định 04/2017/QĐ-TTg ngày 9 tháng 3 năm 2017 quy định danh mục dán nhãn năng lượng và lộ trình thực hiện
Mặt hàng máy giặt nằm trong danh mục phải kiểm tra chất lượng theo QCVN 9:2012/KHCN và dán nhãn năng lượng.
Tiếp đến là mã hs code của máy giặt và thuế nhập khẩu:
Mã Hs code máy giặt: 84501910, thuế nhập khẩu ưu đãi: 25%, thuế giá trị gia tăng: 10%,
Nnhập từ Trung Quốc có FORM E: thuế nhập khẩu 0%, thuế giá trị tăng: 10%
Nhập từ Thái Lan, Malaysia có FORM D: thuế nhập khẩu 0%, thuế giá trị tăng: 10%
Thủ tục nhập khẩu máy giặt gồm các bước sau:
Là mặt hàng thuộc quản lý của bộ Khoa học và công nghệ nên thủ tục nhập khẩu máy giặt khá nhiều bước với quy trình tương đối phức tạp. Các bạn cần chuẩn bị nhiều loại hồ sơ, giấy tờ sau.
Bước 1: Đăng ký kiểm tra chất lượng tại Chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng các tỉnh.
Mở tờ khai hải quan tại chi cục nào thì đăng ký tại tỉnh, thành phố đó.
Hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng bao gồm:
- Giấy đăng ký Kiểm tra chất lượng theo mẫu: 4 bản gốc
- Hợp đồng (Sales contract)
- Hóa đơn thương mại (Commercial invoice)
- Quy cách đóng gói (Packing list)
- Vận tải đơn (Bill of lading)
- Chứng nhận xuất xứ (C/O): bản chụp của tổ chức cá nhân nhập khẩu.
Nộp hồ sơ online tại Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng TP.HCM hoặc Nộp hồ sơ online trên hệ thống 1 cửa vnsw.gov.vn. Sau đó sẽ được trả hồ sơ đăng kí đã được xác nhận.
Bước 2: Mở tờ khai hải quan và làm thủ tục đem hàng về kho bảo quản.
Hàng về cảng/sân bay nào thì mở tờ khai tại chi cục hải quan quản lý cảng/ sân bay đó.
Hồ sơ chuẩn bị:
- Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng 1 bản gốc
- Hóa đơn thương mại (Commercial invoice)
- Quy cách đóng gói (Packing list) 1 bản chụp
- Vận tải đơn (House Bill: Gốc hoặc bản chụp
- Chứng nhận xuất xứ (C/O): Bản gốc
- Tài liệu ký thuật của sản phẩm (Catalogue)
Ngoài hồ sơ nhập khẩu theo quy định, người nhập khẩu bổ sung các giấy tờ như:
- Văn bản đề nghị đưa hàng về kho bảo quản (theo mẫu trong Thông tư số 38/2015/TT-BTC)
- Văn bản cam kết sẽ bổ sung phiếu chứng nhận kết quả thử nghiệm. Đồng thời cam kết sẽ khắc phục hậu quả trong trường hợp hàng hóa không phù hợp theo quy định.
- Giấy giới thiệu, lệnh,…
==> Hoàn tất thủ tục đem hàng về kho bảo quản
Lưu ý: Trường hợp doanh nghiệp đã có kết quả thử nghiệm hiệu suất năng lượng có thể nộp cùng với xác nhận đã ký kiểm tra chất lượng để được thông quan lô hàng luôn mà không cần phải làm thủ tục đem hàng về kho bảo quản
Vì vậy, nếu bạn có sẵn mẫu tại Việt Nam thì nên mang đi thử nghiệm Hiệu suất năng lượng trước khi nhập hàng về để rút ngắn thời gian chờ đợi để được thông quan lô hàng.
Bước 3: Mang mẫu đến 1 trong các trung tâm Trung tâm để thử nghiệm và làm chứng nhận hợp quy.
Hoặc có thể liên hệ Trung tâm kiểm tra sẽ xuống kho lấy mẫu.
Hồ sơ chuẩn bị:
- Hợp đồng thử nghiệm 2 bản gốc
- Tờ khai nhập khẩu
- Các chứng nhận của nhà sản xuất (nếu có)
- Tài liệu kỹ thuật của máy gặt (catalogue)
- Mẫu sản phẩm (mẫu máy giặt)
Lưu ý: Chứng nhận hợp quy máy giặt có giá trị trong vòng 3 năm nên lô hàng tiếp theo doanh nghiệp KHÔNG phải làm bước này.
Bước 4: Thông quan lô hàng.
Lưu ý phiếu thử nghiệm hiệu suất năng lượng có giá trị vô thời hạn cho model cùng chủng loại.
Sau khi có kết quả thử nghiệm hiệu suất năng lượng, các bạn nộp hồ sơ cùng với xác nhận đã đăng ký kiểm tra chất lượng để được thông quan.
Bước 5: Dán nhãn năng lượng cho máy giặt gia đình
Các bạn lập hồ sơ và xin xác nhận công bố dán nhãn năng lượng của Vụ tiết kiệm năng lượng và phát triển bền vững – Bộ công thương.
Chứng từ này có tác dụng chứng minh doanh nghiệp đã công bố nhãn năng lượng cho các cơ quan liên quan khi đến kiểm tra. Đồng thời, dùng để thay thế phiếu kết quả thử nghiệm hiệu suất năng lượng trong quá trình thông quan lô hàng tiếp theo.
Trên đây là toàn bộ quy trình về nhập khẩu để nhập khẩu máy giặt dùng trong gia đình. Thủ tục hải quan nhập khẩu mặt hàng này hơi phức tạp hơn so với các loại hàng hóa khác. Để hạn chế rũi ro và chi phí các bạn nên tìm một đơn vị logistics để hỗ trợ thông quan cho mặt hàng này.
Các công việc mà TTHQSaiGon sẽ thực hiện cho Quý khách hàng
- Hỗ trợ xác định giúp Quý khách hàng xem model Máy giặt của Quý khách có phải dán nhãn năng lượng hay không
- Tư vấn miễn phí Quy trình, thủ tục đem hàng về kho bảo quản → lấy mẫu điển hình đi thử nghiệm Hiệu suất năng lượng → Quy trình, hồ sơ cần chuẩn bị để thực hiện công bố dán nhãn năng lượng
- Đại diện cho Quý khách hàng làm việc với các Trung tâm thử nghiệm để tiến hành thử nghiệm Hiệu suất năng lượng
- Chuẩn bị bộ hồ sơ để làm thủ tục hải quan
Truy cập Fanpage và Group facebook XUẤT NHẬP KHẨU HCM để cập nhật các thông tin mới nhất về xuất nhập khẩu:
Fanpage: https://www.facebook.com/baocaoquyettoan
Group: https://www.facebook.com/groups/1073402229658531/
Liên hệ:
Skype: khac5579
SĐT: 0896 4444 66 | 0949 63 53 89
Email: khac5579@gmail.com
Where there is a will, there is a way.!!!
Liên quan:
THỦ TỤC NHẬP KHẨU LY GIỮ NHIỆT, BÌNH GIỮ NHIỆT
NHÃN DÁN NĂNG LƯỢNG CÓ BAO NHIÊU LOẠI
HỒ SƠ CẦN THIẾT CHO KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN
KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN LÀ GÌ? QUY TRÌNH KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN
MẪU 12 ĐĂNG KÝ KIỂM TRA CƠ SỞ SẢN XUẤT CỦA DOANH NGHIỆP SXXK, GIA CÔNG
HƯỚNG DẪN LẬP BÁO CÁO QUYẾT TOÁN THEO THÔNG TƯ 39
QUY ĐỊNH VỀ XỬ LÝ HÀNG TỒN ĐỌNG THUỘC ĐỊA BÀN HOẠT ĐỘNG CỦA HẢI QUAN