SOC trong xuất nhập khẩu là gì, sự khác biệt giữa SOC và COC
Nội dung bài viết
Hôm nay, không nói về thủ tục hải quan mà nói về container chút xíu. Có một số bạn thắc mắc không biết ký hiệu SOC trong xuất nhập khẩu là gì, COC trong xuất nhập khẩu là gì và sự khác nhau giữa SOC và COC. Đây là những câu hỏi mà nhiều bạn mới vào làm trong ngành xuất nhập khẩu thường hay hỏi, có khi cáo một số bạn làm được một thời gian rồi mà cũng chưa biết.
Đầu tiên, trước khi biết 2 ký hiệu trên ta tìm hiểu sơ về khái niệm container một chút.
Nói đúng theo khái niệm hay định nghĩa của tổ chức ISO thì khá là dài dòng, ở đây mình sẽ nói ngắn gọn dể hiểu thôi. Container là một cái hộp bằng sắt (có một số trường hợp ngoại lệ là cont đặt biệt) có đặt tính bền, phù hợp cho việc vận chuyển và xếp dỡ. Có rất nhiều loại container với kích thước, hình dáng, sức chứa hàng hóa khác nhau, mà mình cũng đã trình bày ở bải trước rồi.
Xem thêm:
==>> Phát triển ra container là một bước ngoặc thay đổi thế giới, giúp cho việc giao thương hàng hóa trên thế giới trở nên an toàn và thuận tiện hơn, kết nối nhiều nền kinh tế lại với nhau.
Có phải tất cả các container đều của hảng tàu??
Câu trả lời là không phải nhé, ngoài hảng tàu ra còn một số bên cũng có thể sở hữu container:
- Hãng tàu (Shipping Line): Cosco, APL, MOL, KMTC, ONE,….
- Các công ty cho thuê container: Triton, Tiphook, Cronos,…
- NVOCC: Expeditors, Blue Anchor Line,…
- Người gửi hàng.
Trên đây có viết tắc “NVOCC” mình sẽ nói về từ này sau, nay chỉ tập trung SOC và COC thôi.
- SOC – Shipper Owned Container: Vỏ container được sở hữu bởi chủ hàng.
- COC – Cerrier Owned Container: Vỏ container được sở hữu bởi hãng tàu.
Nhìn phần trên thì các bạn cũng đoán được sự khác biệt rồi phải không. Chỉ có duy nhất Container sở hữu bởi hãng tàu thì mới được gọi là COC thôi, còn 3 trường hợp còn lại là cont SOC.
Sự khác biệt giữa SOC và COC là như thế nào?
Có một số khác biệt nhỏ các bạn cần chú ý để phân biệt cont SOC và cont COC. Nếu chủ hàng mua cont của hãng tàu thì họ phải thay đổi lại một số thông tin trên cont như bỏ logo của hãng tàu, một số cont sẽ thay đổi bốn chữ cái đầu của cont thành “NONE”. Còn các thông tin còn lại trên cont thì hoàn toàn giống nhau.
Vì sao lại phải sử dụng riêng vậy mà không gọi chung cont SOC và cont COC thành 1 cái tên nào khác mà lại chia ra. Câu trả lời đơn giản là nếu bạn sử dụng cont của hảng tàu thì bạn phải chịu một số chi phí nhất định của hảng tàu: phí quét dọn cont, phí sữa chữa, phí chuyễn cont rỗng, phí DEM/ DET,… còn tại sao lại sử dụng cont COC là vì một số hàng dự án hoặc số lượng lớn và đi thường xuyên thì chủ hảng có thể đầu tư mua luôn cont để vận chuyển cho thuận tiện, vì nếu chờ hảng tàu cấp cho cont thì tốn thời gian và chi phí hơn. Chính vì thế, tùy một số trường hợp nhất định mà người ta sẽ lựa chọn sử dụng cont nào cho phù hợp, Nhưng mục đích cuối cùng của việc này là tiết kiệm chi phí.
Nói tóm lại, SOC trong xuất nhập khẩu là cont của chủ hàng, còn COC trong xuất nhập khẩu là cont của hãng tàu.
Truy cập Fanpage và Group facebook XUẤT NHẬP KHẨU HCM để cập nhật các thông tin mới nhất về xuất nhập khẩu:
Fanpage: https://www.facebook.com/xuatnhapkhauhcm/
Group: https://www.facebook.com/groups/1073402229658531/
Nguồn: Khắc – TTHQSaiGon
Liên hệ:
Skype: khac5579
SĐT: 0949 63 53 89 / 0896 44 44 66
Email: tthqsaigon@tthqsaigon.net
Where there is a will, there is a way.!!!
Liên quan:
QUY TRÌNH NHẬP KHẨU XE NÂNG
THỦ TỤC NHẬP KHẨU TRÁI CÂY TƯƠI
HUN TRÙNG HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, 4 LƯU Ý KHI HUN TRÙNG