NVOCC là gì và sự khác biệt giữa NVOCC và Freight Forwarder
Nội dung bài viết
Như trong bài viết trước về “SOC trong xuất nhập khẩu là gì, sự khác biệt giữa SOC và COC” mình có nhắc đến cụm từ “NVOCC”. Nay mình sẽ giúp các bạn biết được viết tắt của từ NVOCC là gì, đồng thời phân biệt giữa NVOCC và Freight Forwarder như thế nào. Còn về phần SOC và COC nếu bạn nào chưa đọc qua bài viết trước của mình thì có thể tham khảo lại, mình có dẫn link ở trên. Không dài dòng nữa vào đề luôn thôi nào!
Trước hết các bạn cần tham khảo qua khải niệm về NVOCC và Freight Forwarder.
Xem thêm:
SOC trong xuất nhập khẩu là gì, sự khác biệt giữa SOC và COC
1/ Khái niệm về NVOCC
NVOCC – viết tắt của cụm từ Non-Vessel Operating Common Carrier là một công ty kinh doanh vận tải biển, được xem như một nhà vận tải biển (Carrier) nhưng khác với các hãng tàu (Shipping line) là họ không sở hữu bất cứ một con tàu nào cả. Nhưng công ty này có khả năng phát hành vận đơn thứ cấp (HBL – House bill of lading) cho khách hàng, có thể cung cấp bảng giá (Tariff rates) và có khả năng ký các hợp đồng dịch vụ (Service contact) với các hãng tàu.
2/ Freight Forwarder
Freight Forwarderhay còn được gọi ngắn gọn là Forwarder (FWD) được hiểu là nhà cung cấp dịch vụ logistics bên thứ 3 (Third party logistics – 3PL). Thường các công ty FWD hoạt động rất rộng, họ cung cấp rất nhiều các dịch vụ từ vận tải nội địa, vận tải quốc tế đường biển, vận tải quốc tế đường hàng không, đến dịch vụ khai thuê hải quan, dịch vụ làm chứng từ xuất nhập khẩu, dịch vụ cho thuê kho bãi, đóng gói, xếp dỡ hàng,…. Nhưng chính xác nhất của Freight Forwarder là họ chỉ kinh doanh duy nhất cước vận tải quốc tế (cả Air và Sea).
==> Nhưng để trở thành một NVOCC thì trước tiên công ty đó phải là Freight Forwarder.
Khi đọc xong 2 khải niệm trên các bạn cũng nhận thấy được một số điểm khác biệt giữa NVOCC và Freight Forwarder rồi phải không. Dưới đây mình sẽ làm rõ hơn cho các bạn dễ hiểu về những điểm khác nhau:
- Đầu tiên, các bạn có thể thấy rõ NVOCC họ chuyên về cước vận tải biển quốc tế hơn so với FWD. Còn FWD thì có lĩnh vực kinh doanh rộng hơn, cung cấp hầu như gần hết các dịch vụ trong logistics.
- Tiếp đến, NVOCC họ có thể sở hữu hoặc thuê container cho các hoạt động của mình còn FWD thì không.
- Về quy mô thường các công ty NVOCC sẽ có quy mô lớn hơn các công ty FWD, họ được xem như một hãng tàu ảo ” virtual carrier ” tuy không sở hữu tàu nhưng có trách nhiệm như một hãng tàu.
- Cuối cùng, đây là điểm phân biệt rõ nhất giữa NVOCC và Freight Forwarder, để cung cấp được cước đi qua thị trường Bắc Mỹ (North America trade) thì chỉ có NVOCC mới làm được, còn FWD thì không. FWD phải mua lại giá cước của NVOCC để bán cho khách hàng. Vì theo quy định của FMC (Federal Maritime Commission) thì muốn vận chuyển hàng vào thị trường này thì công ty đó phải có FMC license – giấy phép để làm tring gian vận chuyển hàng hóa ở thị trường này. (để có được giấy phép phải ký quỹ bảo lãnh (bond)
- Các bạn có thể tham khảo thêm danh sách các công ty NVOCC trên thết giới theo link đính kèm (trích từ trang của FMC).
Truy cập Fanpage và Group facebook XUẤT NHẬP KHẨU HCM để cập nhật các thông tin mới nhất về xuất nhập khẩu:
Fanpage: https://www.facebook.com/xuatnhapkhauhcm/
Group: https://www.facebook.com/groups/1073402229658531/
Nguồn TTHQSaiGon
Liên hệ:
Skype: khac5579
SĐT: 0949 63 53 89 | 0896 4444 66
Email: tthqsaigon@tthqsaigon.net
www.tthqsaigon.net | www.tthqsaigon.com
Where there is a will, there is a way.!!!
Liên quan
MÃ ĐỊA ĐIỂM LƯU KHO VÀ DANH SÁCH HÃN HÀNG KHÔNG TẠI SÂN BAY TÂN SƠN NHẤT
Pingback: SOC trong xuất nhập khẩu là gì, sự khác biệt giữa SOC và COC năm 2023 | tthqsaigon.net