THỦ TỤC NHẬP KHẨU NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT PHÂN BÓN 2022

nhập khẩu nguyên liệu sản xuất phân bón

THỦ TỤC NHẬP KHẨU NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT PHÂN BÓN 2022

 

Để nhập khẩu nguyên liệu sản xuất phân bón (nhập khẩu phân bón làm nguyên liệu) thì cần phải làm gì? Có cần phải xin giấy phép nhập khẩu hay không? Chính sách nhập khẩu như thế nào? Mời các bạn cùng tìm hiểu qua bài viết bên dưới nhé.

Giống như tất cả các sinh vật sống, thay vì ăn thức ăn như động vật thì thực vật hấp thụ chất dinh dưỡng từ đất để nuôi sống bản thân. Tuy nhiên, khi mùa màng được thu hoạch thì chất dinh dưỡng trong đất cũng theo đó mà mất đi.

Thường thì trong một thời gian ngắn, đất không thể tự bổ sung chất dinh dưỡng được, do đó chúng ta cần bón phân để cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng vào đất. Đó là lý do vì sao một đất nước nông nghiệp như Việt Nam luôn có nhu cầu về phân bón rất cao.

Để phát triển, cây trồng cần nhiều chất dinh dưỡng khác nhau, trong đó có ba thành phần chính là các hợp chất Nitơ, Phốt pho và Kali. Thêm vào đó, các nhà sản xuất phân bón còn pha trộn thêm các chất dinh dưỡng thứ cấp để giúp tăng hiệu quả của việc bón phân hơn.

Những năm gần đây, ngành sản xuất phân bón ở Việt Nam có những bước phát triển mạnh mẽ, tuy nhiên, vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, giá thành nguyên liệu trong nước cao,… nên sản phẩm tạo ra không cạnh tranh được với phân bón nhập khẩu, vì vậy, để đỡ chi phí các nhà sản xuất thường nhập khẩu nguồn nguyên liệu của các nước trên thế giới như Nhật, Ấn Độ, Nga,…để về làm nguyên liệu sản xuất phân bón trước khi bán ra thị trường.

Văn bản pháp lý nhập khẩu nguyên liệu sản xuất phân bón:

Luật trồng trọt 2018 – Luật số: 31/2018/QH14 ngày 19 tháng 11 năm 2018

Nghị định 108 về quản lý phân bón – 108/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 9 năm 2017

Nghị định 84 về quản lý phân bón – 84/2019/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2019 thay thế nghị định 108/2017/NĐ-CP

nhập khẩu phân bón làm nguyên liệu
nhập khẩu phân bón làm nguyên liệu

1. Cách xác định phân bón làm nguyên liệu?

Căn cứ vào mục đích sử dụng để xác định phân bón nào là phân bón làm nguyên liệu. Cụ thể, phân bón được nhập về sẽ  không được dùng để bán trực tiếp, mà chủ thể nhập về sẽ thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động sau đây: phối trộn, pha chế, nghiền, sàng, sơ chế, ủ, lên men, chiết xuất, tái chế, làm khô, làm ẩm, tạo hạt, đóng gói và hoạt động khác thông qua quá trình vật lý, hóa học hoặc sinh học,… để tạo ra sản phẩm phân bón mới.

2. Thủ tục nhập khẩu phân bón làm nguyên liệu

Bởi vì đối tượng nhập khẩu là phân bón, nên phân bón nhập về vẫn phải đáp ứng các chỉ tiêu chất lượng của phân bón theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng phân bón. Các loại phân bón khác nhau sẽ có những chỉ tiêu về chất lượng khác nhau.

Ví dụ, muốn nhập khẩu các loại phân bón dưới đây để làm nguyên liệu, cần đáp ứng những chỉ tiêu tương ứng sau đây:

  • Nhập khẩu phân Urê thì hàm lượng đạm tổng số (% khối lượng Nts ) phải  ≥ 46 %; và độ ẩm (đối với dạng rắn) ≤ 1%;
  • Phân bón hỗn hợp NK thì tổng hàm lượng đạm tổng số và kali hữu hiệu phải ≥ 18%; ; Hàm lượng đạm tổng số ≥ 3%; Hàm lượng kali hữu hiệu ≥ 3%; Độ ẩm (đối với dạng rắn) ≤ 5%.

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 44 Luật Trồng trọt 2018 thì nhập khẩu phân bón làm nguyên liệu để sản xuất phân bón khác thì chỉ cần thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép nhập khẩu phân bón.

Hồ sơ cần chuẩn bị để xin Giấy phép nhập khẩu phân bón làm nguyên liệu sản xuất phân bón:

  • Đơn đăng ký nhập khẩu phân bón;
  • Tờ khai kỹ thuật;
  • Văn bản của nhà sản xuất về chỉ tiêu chất lượng, hướng dẫn sử dụng, cảnh báo an toàn và yếu tố hạn chế của phân bón;
  • Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale – CFS) do nước xuất khẩu cấp;
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân.
  • Thẩm quyền cấp: Cục Bảo vệ thực vật – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
  • Thời hạn cấp phép: 07 ngày làm việc kể từ ngày hồ sơ hợp lệ.
  • Kết quả thực hiện: Giấy phép nhập khẩu phân bón, thời hạn của Giấy phép là 01 năm. Giấy phép này không được gia hạn, hết thời hạn giấy phép theo quy định, doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục tương tự để xin cấp mới Giấy phép nhập khẩu.
nhập khẩu nguyên liệu sản xuất phân bón
nhập khẩu nguyên liệu sản xuất phân bón

3. Một số lưu ý liên quan đến hoạt động nhập khẩu phân bón

Mặc dù nhập khẩu về với mục đích là làm nguyên liệu để tạo ra phân bón, nhưng phân bón nhập về vẫn phải đáp ứng các chỉ tiêu chất lượng theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng phân bón thì mới được thông quan;

Ngoài ra, chủ thể nhập khẩu phân bón làm nguyên liệu phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón hoặc Hợp đồng mua bán với cơ sở sản xuất phân bón hoặc các giấy tờ tương đương (nếu trường hợp nhập về để bán cho cơ sở khác làm nguyên liệu sản xuất phân bón).

4 loại phân bón không cần khảo nghiệm theo Nghị định 84/2019-NĐ-CP?

Nghị định số 84/2019/NĐ-CP Quy định về quản lý phân bón, do Chính phủ ban hành bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/2019. Trong nghị định về khảo nghiệm phân bón đã quy định chi tiết thủ tục hành chính và danh mục các loại phân bón không phải tiến hành khảo nghiệm.

Phân bón phải được khảo nghiệm trước khi được công nhận lưu hành. Cụ thể, tại khoản 2 Điều 39 Luật trồng trọt 2018 quy định rõ những loại phân bón không phải khảo nghiệm bao gồm:

04 loại phân bón không phải làm khảo nghiệm

1. Phân bón hữu cơ

Phân bón hữu cơ là sản phẩm phân bón sử dụng để bón rễ. Có thành phần chỉ là chất hữu cơ tự nhiên, đáp ứng chỉ tiêu chất lượng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

2. Phân bón vô cơ đơn

Sử dụng để bón rễ có thành phần chỉ chứa đạm (N) hoặc lân (P) hoặc kali (K); đáp ứng chỉ tiêu chất lượng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

3. Phân bón vô cơ phức hợp

Loại phân bón này sử dụng để bón rễ. Trong thành phần chỉ chứa các nguyên tố dinh dưỡng đạm (N), lân (P), kali (K) được liên kết với nhau bằng các liên kết hóa học; đáp ứng chỉ tiêu chất lượng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

4. Phân bón được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền công nhận là tiến bộ kỹ thuật.

các loại phân bón không cần khảo nghiệm
các loại phân bón không cần khảo nghiệm

Điều 39: Yêu cầu về khảo nghiệm phân bón

  • Phân bón phải được khảo nghiệm trước khi được công nhận lưu hành. Trừ 04 loại phân bón quy định trên.
  • Phân bón được khảo nghiệm cả diện rộng và diện hẹp; khảo nghiệm diện rộng chỉ được tiến hành sau khi kết thúc khảo nghiệm diện hẹp.
  • Việc khảo nghiệm phân bón thực hiện theo tiêu chuẩn quốc gia do tổ chức được công nhận đủ điều kiện thực hiện khảo nghiệm.
  • Lượng phân bón được sản xuất, nhập khẩu để khảo nghiệm được xác định dựa trên liều lượng bón cho từng loại cây trồng và diện tích khảo nghiệm thực tế theo tiêu chuẩn quốc gia về khảo nghiệm phân bón.

Khảo nghiệm phân bón thực hiện theo Tiêu chuẩn quốc gia về khảo nghiệm phân bón. Do tổ chức được công nhận đủ điều kiện thực hiện khảo nghiệm theo khoản 4 Điều 39 Luật Trồng trọt.

Xem thêm các thông tin mới về xuất nhập khẩu, chính sách xuất khẩu hàng, nhập khẩu hàng qua fanpage hay group facebook XUẤT NHẬP KHẨU HCM nhé:

Fanpage: https://www.facebook.com/xuatnhapkhauhcm/

Group: https://www.facebook.com/groups/1073402229658531/

Nguồn: Khắc – TTHQSaiGon

Liên hệ:

Skype: khac5579

SĐT: 0949 63 53 89 / 0348 0000 69

Email: tthqsaigon@tthqsaigon.net

www.tthqsaigon.net

Where there is a will, there is a way.!!!

Liên quan:

THỦ TỤC NHẬP KHẨU VỎ THÔNG

DANH SÁCH CHỮ KÝ C/O FORM E DO 39 PHÒNG CẤP C/O CỦA HẢI QUAN TRUNG QUỐC

XIN GIẤY PHÉP NHẬP KHẨU SẢN PHẨM CÓ CHỨA MẬT MÃ DÂN SỰ (MMDS)

QUY TRÌNH XIN GIẤY PHÉP NHẬP KHẨU PHÂN BÓN

THỦ TỤC NHẬP KHẨU ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO

THỦ TỤC NHẬP KHẨU GIẤY KRAFT

    Hỏi giá nhanh







    2 thoughts on “THỦ TỤC NHẬP KHẨU NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT PHÂN BÓN 2022

    1. Pingback: 4 BƯỚC LÀM THỦ TỤC NHẬP KHẨU CHĂN GA GỐI ĐỆM | tthqsaigon.net

    2. Pingback: Các loại đèn LED bắt buộc phải dán nhãn năng lượng từ 01/01/2020 | tthqsaigon.net

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    0896444466
    icons8-exercise-96 chat-active-icon